Cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi

Nhiều người cho rằng, khi đến những ngày “đèn đỏ” thì không nên đi bơi. Vậy điều này có thực sự cấm kỵ trong ngày “đèn đỏ”, nếu đi bơi thì nên lưu ý những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bơi lội là môn thể thao yêu thích của người nhiều. Tuy nhiên, khi đến chu kỳ kinh nguyệt, nhiều chị em thường e dè với hồ bơi bởi nghĩ rằng đó là việc làm mất vệ sinh, giống như mẹo bạn phải tìm cách thay băng vệ sinh khi ở trường. Vậy thật sự ở đây là gì?
 

Cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi

Khi bị hành kinh có nên đi bơi?

Thực tế, bạn có thể đi bơi khi bị hành kinh vì hiện nay đã có những giải pháp để ngăn chặn kinh nguyệt ảnh hưởng đến việc bơi lội hay hồ bơi. Theo vài chỉ dẫn cho thấy, bơi lội trong thời gian này có thể giúp giảm đau cơn bụng kinh cũng như làm tâm trạng của bạn dễ chịu hơn.

Bơi lội còn giúp giải phóng endorphin tạo hưng phấn cũng như giúp giải phóng beta-endorphin như một chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể.

Vậy đi bơi trong kỳ kinh nguyệt có gây mất vệ sinh không?

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào việc đi bơi trong kỳ kinh là gây mất vệ sinh hồ bơi. Thực tế, áp lực của dòng nước có thể giúp làm dòng kinh chậm lại, thậm chí ít có khả năng chảy máu khi bạn sử dụng sản phẩm hỗ trợ hoặc dùng băng vệ sinh đúng cách khi đi bơi trong ngày đèn đỏ.
 

Những lưu ý khi dùng băng vệ sinh khi đi bơi

Miếng băng vệ sinh chúng ta vẫn thường dùng có thể là lựa chọn tuyệt vời trong thời kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên chúng lại không phải là giải pháp tốt nhất nếu bạn muốn đi bơi. Tuy nhiên, nếu không dùng sản phẩm hỗ trợ đi bơi, thì bạn có thể lưu những việc sau:

  • Khi bắt đầu đi bơi, hãy tháo băng vệ sinh mà bạn đang đeo
  • Dán băng mới lên đáy quần bơi của bạn. Hãy chọn loại mỏng để chúng không cộm lên. Cân nhắc mặc quần bơi chật hơn 1 tí để giữ băng ở đúng chỗ.
  • Để luôn thoải mái, bạn chỉ nên lội và hoạt động ở mực nước cao tới dưới hông. Lưu ý, khi băng bị ướt, nó sẽ sũng nước, hãy cẩn thận khi ra khỏi bể và dùng khăn quấn quanh người.
  • Những sản phẩm hỗ trợ bạn đi bơi trong ngày đèn đỏ
  • Tampon: một loại băng vệ sinh hình trụ nhỏ và có thể cho vào âm đạo để thấm hút kinh nguyệt. Tuy nhiên, hãy thay tampon trước và sau khi mới để tránh gây viêm nhiễm nhé!
  • Cốc nguyệt san: là chiếc cốc nhỏ làm bằng silicone y tế có khả năng giữ lượng kinh dịch, ngăn không cho máu kinh tràn ra ngoài. Ưu điểm khi dùng cốc nguyệt san là nước hồ bơi không tràn vào bên trong.

Những lưu ý trong ngày đèn đỏ

Bên cạnh những lưu ý về việc đi bơi trong ngày đèn đỏ, bạn gái cũng nên lưu tâm thêm một vài điều dưới đây để có những khoảnh khắc vui vẻ trọn vẹn.

  • Khắc phục tình trạng đau bụng kinh và chướng bụng bằng cách hạn chế ăn đồ chiên xào, đồ mặn, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
  • Hãy giữ cho mình tâm lý thoải mái để có thể tận hưởng cuộc vui hết mình.

Ngoài ra, để có 1 chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì bạn nên thay đổi lối sống, thực đơn và sinh hoạt. Vậy nên, hãy bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, xây dựng lối sống lành mạnh như vận động thường xuyên, ngủ sớm, làm việc có kế hoạch, hạn chế stress… Bên cạnh đó, để phòng ngừa kinh nguyệt không đều, chị em có thể kết hợp dùng Song Phụng Điều Kinh của Bình Đông.

Đây là sản phẩm Đông y, được tổng hợp từ các dược liệu quý tốt cho sức khỏe phụ nữ như: Ích mẫu; Xuyên khung; Đương quy; Đẳng sâm; Bạch Thược; Hương Phụ; Thục địa; Đại Hoàng; Phục Linh; Ngải Cứu giúp chị em xoa dịu cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt; Điều hoà kinh nguyệt không đều; Bồi bổ khí huyết, giúp da dẻ hồng hào; Giúp cho khí huyết dễ lưu thông, không bị trì trệ. Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy khoảng 30ml, uống trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút. Mỗi ngày uống 3 lần.

 
Các tin liên quan
Theo Suckhoedoisong.vn ngày 22/06/2020  - Ung thư cổ tử cung (UTCTC) đứng thứ 3 trong nhóm bệnh ung thư gây tử vong cao nhất ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư buồng trứng.
2020-06-24

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 13/05/2020 -Lạc tuyến nội mạc tử cung trong cơ tử cung hay còn gọi là bệnh cơ tuyến tử cung (LTNMTCTC) là hiện tượng các mô tuyến trong nội mạc tử cung xuất hiện và phát triển trong lớp cơ tử cung. Bình thường biểu mô tuyến chỉ có ở lớp nội mạc tử cung, có chu kỳ phát triển và thoái triển theo chu kỳ hormon sinh dục nữ, tạo ra hiện tượng kinh nguyệt. Khi mô tuyến này lạc vào trong cơ tử cung sẽ tạo ra tình trạng bệnh lý bất thường.
2020-05-14

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 27/04/2020 - Hội chứng tiền kinh nguyệt là một loạt các triệu chứng về những thay đổi, rối loạn tâm sinh lý, hành vi của nữ giới trong khoảng thời gian trước chu kỳ kinh nguyệt.
2020-04-28

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 31/03/2020 - Nhiều phụ nữ mang thai trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên nhận thấy hiện tượng ra huyết hoặc xuất hiện đốm máu.
2020-03-31

Trong những ngày đèn đỏ, băng vệ sinh là vật không thể thiếu của con gái để vùng kín thoáng sạch mỗi ngày cũng như giúp ngăn ngừa vi khuẩn, để bạn luôn cảm thấy thoải mái, tự tin hơn.
2020-03-29

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 17/03/2020 - Huyết trắng là dịch tiết từ đường sinh dục của nữ giới có màu trắng trong hơi tanh, có nhiệm vụ bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường đường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn thâm nhập cơ thể gây bệnh.
2020-03-19