Chăm sóc trẻ sốt phát ban đúng cách

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 02/04/2020 - Sốt phát ban ở trẻ là một bệnh tưởng chừng rất dễ điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu chăm sóc tại nhà không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Trong mùa dịch bệnh diễn biến phức tạp, nếu trẻ bị sốt phát ban, khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện, khi nào có thể yên tâm theo dõi bé tại nhà?

Sốt phát ban – bệnh thường gặp ở trẻ

Sốt phát ban thường thấy ở  trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ trong giai đoạn bào thai và qua sữa mẹ đã giảm xuống trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện.

Trẻ thường sẽ bị sốt phát ban ít nhất một lần, tuy nhiên tùy vào tình trạng sức khỏe và sức đề kháng của trẻ mà có thể bị nhiều lần. Các virus gây sốt phát ban ở trẻ đa số lành tính, và sẽ tự khỏi trong thời gian từ 5-7 ngày nếu được chăm sóc tốt. Trẻ bị sốt phát ban nếu không nắm rõ nguyên nhân, cách chăm sóc đúng cách khi trẻ mắc bệnh thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, hoặc khiến trẻ thường xuyên bị tái sốt, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ sau này.

=> Xem thêm: Long Đởm Giải Độc Gan - Giải pháp cho các vấn đề về gan

Biểu hiện của bệnh

Trẻ bị sốt phát ban thường có triệu chứng sốt nhẹ 37,5 - 38 độ C hoặc sốt cao đến 39,4 độ C. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 1 tuần, tùy vào thể trạng và nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ. Khi tình trạng sốt giảm thì trẻ bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban trên người.

Các nốt phát ban đỏ do virus sởi gây ra: Trẻ có các triệu chứng sốt, nốt ban nổi khi sốt giảm dần. Ban đầu nốt sẽ xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực, bụng và toàn thân trẻ. Sau đó ban sởi lặn mất theo thứ tự xuất hiện. Các nốt ban sởi là dạng ban sẩn, khi biến mất sẽ để lại những vết thâm trên da đặc trưng. Trẻ bị sốt phát ban dạng này có thể có kèm theo chảy nước mũi, ho, đỏ mắt,... Virus sởi này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến chứng về viêm phổi, viêm não do virus,..

Sốt phát ban còn do virus rubella (hay còn gọi là ban đào): Loại phát ban này ban đầu xuất hiện ở mắt sau đó lan dần xuống dưới chân, thời gian phát kéo dài trong khoảng 3 ngày. Loại ban này thường dày hơn ban sởi. Trẻ có thể có dấu hiệu kèm theo như tình trạng sưng hạch sau tai, hạch cổ,... Tình trạng sốt phát ban này được xem là lành tính đối với trẻ, không gây ra biến chứng hay nguy hiểm như sốt phát ban sởi.

=> Xem thêm: Cảnh giác bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ

Chăm sóc trẻ đúng cách

Khi trẻ bị sốt phát ban, cha mẹ cần biết sớm các dấu hiệu để biết cách chăm sóc cũng như sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị nếu không thể tự chăm sóc tại nhà. Khi chăm sóc trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý:

Hạ sốt đúng cách cho trẻ: Thuốc hạ sốt cần được chỉ định từ bác sĩ và uống đúng liều chỉ định. Kết hợp lau mát cho trẻ để tránh biến chứng sốt cao khiến trẻ bị co giật.

Giảm ho, giảm đau họng cho trẻ bằng cách uống các loại thuốc ho theo chỉ định bác sĩ, hoặc sử dụng các bài thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như quất chưng mật ong, gừng hấp đường phèn,…

Làm thông mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý loãng, khăn giấy mềm, đảm bảo trẻ dễ thở, dễ ăn uống và bú mẹ.
Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, đầy đủ chất dinh dưỡng. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ hấp thụ hơn và không bị chán ăn khi cơ thể sốt, mệt. Cho trẻ uống nhiều nước hơn, các loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe, đảm bảo cung cấp vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.

Lời khuyên của bác sĩ

Để trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển tốt và tránh được sốt phát ban, bố mẹ cần cho trẻ tiêm chủng vắc xin phòng ngừa theo lịch tiêm chủng quốc gia. Đây là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Cho con ăn chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Vệ sinh hàng ngày sạch sẽ cho trẻ. Khuyến khích trẻ uống nước lọc, nước hoa quả, các loại nước khoáng để tránh mất nước, thiếu nước. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những nơi có mầm bệnh hoặc nghi ngờ có mầm bệnh. Khi thấy trẻ sốt cao không giảm hoặc thấy các dấu hiệu bất thường (mệt mỏi, khó thở, phân có máu, chảy mủ tai, co giật…), cần phải cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

BS. Đỗ Hồng Phương (Khoa Nội nhi tổng hợp – Bệnh viện E)

 

Các tin liên quan
Theo Suckhoedoisong.vn ngày 25/03/2020 - Lá gan được ví như nhà máy lọc của cơ thể. Tuy nhiên, điều đáng báo động là nhiều thói quen của nhiều người hiện nay đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của lá gan, làm ảnh hưởng tới chức năng gan và là nguyên nhân gây các bệnh về gan.
2020-03-26

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 02/04/2020 - Sốt phát ban ở trẻ là một bệnh tưởng chừng rất dễ điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu chăm sóc tại nhà không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Trong mùa dịch bệnh diễn biến phức tạp, nếu trẻ bị sốt phát ban, khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện, khi nào có thể yên tâm theo dõi bé tại nhà?
2020-04-03

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 08/04/2020 - Thực chất ăn tối như thế nào rất quan trọng. Ăn tối quá muộn, ăn quá no hoặc nhịn đói, không ăn chất đạm chỉ ăn chay để giảm cân... đều là những thói quen sai lầm gây hại cho sức khỏe.
2020-04-09

Gan là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Không chỉ hỗ trợ lọc máu, gan còn có khả năng ngăn chặn và chuyển hóa các chất độc từ bên ngoài vào cơ thể thông qua đường ăn uống, khói bụi, mỹ phẩm hoặc các loại rượu bia.
2018-12-20

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 22/03/2020 - Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về gan chủ yếu là siêu vi trùng hay virus gây nên, rượu bia, thuốc lá là nguyên nhân thứ hai nhưng cũng nguy hại không kém.
2020-03-23

Rau má là một loại thảo dược được Đông y đánh giá cao trong việc làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm…  Lá rau má còn được dùng để chữa bệnh viêm gan hoàng đản, ngứa, rôm sảy, thanh nhiệt, mụn nhọt,…
2019-07-12