Điều hoà kinh nguyệt bằng ngải cứu

Kinh nguyệt không đều là một trong những nỗi lo của chị em, bởi nó biểu hiện cho sức khoẻ sinh sản của chị em đang gặp vấn đề. Hiện nay có nhiều cách có thể giúp chị em xoá tan nỗi lo này, và một trong số cách đó là điều hoà kinh nguyệt bằng ngải cứu.
 

Điều hoà kinh nguyệt bằng ngải cứu

Công dụng của ngải cứu trong việc điều hoà kinh nguyệt

Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L – là loại cây trồng rất quen thuộc trong mỗi gia đình người Việt. Lá ngải cứu không có cuống và mọc so le nhau. Mặt trên có màu xanh đậm, mặt dưới có màu trắng bạc và có nhiều lông. Cây ngải cứu không chỉ được dùng trong việc chế biến các món ăn mà còn dùng để làm các bài thuốc Đông y.

Trong y học cổ truyền, ngải cứu được sử dụng rộng rãi trong việc:

  • Giúp máu lưu thông tốt hơn, giúp an thai và điều hoà kinh nguyệt
  • Khi kết hợp với một vài nguyên liệu khác, ngải cứu còn giúp chữa đau đầu, đau bụng, đầy hơi, các biểu hiện khó chịu đến đường tiêu hoá
  • Ngải cứu còn được ghi nhận có thể hỗ trợ một vài biểu hiện như: đau dạ dày do lạnh, ra mồ hôi trộm…

Mặc dù ngải cứu có rất nhiều công dụng, nhưng bài viết này chỉ tập trung vào công dụng điều hoà kinh nguyệt bằng ngải cứu thôi nhé!

Cách điều hoà kinh nguyệt bằng ngải cứu

Để điều trị kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu, chị em có thể tham khảo những cách dưới đây, xem cách nào cảm thấy phù hợp với bản thân thì áp dụng nhé!

  • Cách 1: Dùng ngải cứu tươi

Để điều hoà kinh nguyệt, bạn lấy ngải cứu tươi (cả thân và lá) rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, lấy khoảng 200g ngải cứu cho vào nồi, đổ khoảng 500ml nước vào và đun sôi. Chia nước ngải cứu thành 3 lần uống trong ngày. Mỗi lần trước khi uống bạn nên hâm nóng lại.

  • Cách 2: Sắc nước ngải cứu khô

Với cách điều hoà kinh nguyệt bằng ngải cứu này, bạn lấy khoảng 10g ngải cứu đã phơi khô, cho vào khoảng 200ml nước, sắc trong vòng 10 phút đến khi nước cạn còn khoảng 100ml thì dừng. Chia thành 2 bữa uống trong ngày, nên uống trước khi ăn.

  • Cách 3: Dùng ngải cứu phơi khô kết hợp với 1 vài nguyên liệu khác

Cách này bạn nên dùng trước ngày kinh khoảng 1 tuần, khi hết kỳ kinh thì dừng. Cách làm như sau: Lấy 5g ngải cứu khô, 5g ích mẫu khô, một ít cam thảo cho vào cốc nước đã đun sôi và hãm như trà. Sau đó uống lúc còn ấm, uống 3 lần/ngày.

  • Cách 4: Sử dụng ngải cứu như rau trong bữa ăn

Thay vì sắc nước ngải cứu để uống, bạn có thể dùng ngải cứu như một loại rau trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể dùng ngải cứu chế biến một vài món ăn như gà hầm ngải cứu, canh ngải cứu… những món ăn này không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt của chị em.

  • Cách 5: Sử dụng sản phẩm có chiết xuất từ ngải cứu

Bên cạnh những cách kể trên, để tiết kiệm thời gian chị em có thể sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khoẻ, giúp điều hoà kinh nguyệt được chiết xuất từ ngải cứu. Trong số các sản phẩm bán trên thị trường thì Song Phụng Điều Kinh của Bình Đông là một trong những lựa chọn hàng đầu dành cho chị em.
 

Song Phụng Điều Kinh của Bình Đông là một sản phẩm Đông y, ngoài Ngải cứu thì sản phẩm này còn kết hợp thêm nhiều thảo dược thiên nhiên tốt cho sức khoẻ phụ nữ: Ích mẫu; Xuyên khung; Đương quy; Đẳng sâm; Bạch thược; Hương phụ; Thục địa; Đại hoàng; Phục linh.

Sử dụng Song Phụng Điều Kinh sẽ giúp chị em xoa dịu cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt; Điều hoà kinh nguyệt không đều; Bồi bổ khí huyết, giúp da dẻ hồng hào và giúp cho khí huyết dễ lưu thông, không bị trì trệ.

Một vài lưu ý:

  • Ngải cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều tri kinh nguyệt không đều chứ không có tác dụng điều trị dứt điểm tình trạng bệnh.
  • Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều rất nhiều, có thể do bệnh lý nào đó, tốt nhất bạn nên đi khám để biết rõ nguyên nhân.
  • Bên cạnh việc điều hoà kinh nguyệt bằng ngải cứu, chị em cũng nên chú ý đến thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng. Không nên thức khuya, lạm dụng rượu bia…
  • Đối với phụ nữ đang có kế hoạch sinh con thì nên theo dõi chặt chẽ chu kỳ của mình nếu có hiện tượng rối loạn thì nên đi điều trị sớm.

Trên đây là cách điều hoà kinh nguyệt bằng ngải cứu, bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết cung cấp cho chị em những thông tin hữu ích.

 
Các tin liên quan
Theo Suckhoedoisong.vn ngày 22/06/2020  - Ung thư cổ tử cung (UTCTC) đứng thứ 3 trong nhóm bệnh ung thư gây tử vong cao nhất ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư buồng trứng.
2020-06-24

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 13/05/2020 -Lạc tuyến nội mạc tử cung trong cơ tử cung hay còn gọi là bệnh cơ tuyến tử cung (LTNMTCTC) là hiện tượng các mô tuyến trong nội mạc tử cung xuất hiện và phát triển trong lớp cơ tử cung. Bình thường biểu mô tuyến chỉ có ở lớp nội mạc tử cung, có chu kỳ phát triển và thoái triển theo chu kỳ hormon sinh dục nữ, tạo ra hiện tượng kinh nguyệt. Khi mô tuyến này lạc vào trong cơ tử cung sẽ tạo ra tình trạng bệnh lý bất thường.
2020-05-14

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 27/04/2020 - Hội chứng tiền kinh nguyệt là một loạt các triệu chứng về những thay đổi, rối loạn tâm sinh lý, hành vi của nữ giới trong khoảng thời gian trước chu kỳ kinh nguyệt.
2020-04-28

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 31/03/2020 - Nhiều phụ nữ mang thai trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên nhận thấy hiện tượng ra huyết hoặc xuất hiện đốm máu.
2020-03-31

Trong những ngày đèn đỏ, băng vệ sinh là vật không thể thiếu của con gái để vùng kín thoáng sạch mỗi ngày cũng như giúp ngăn ngừa vi khuẩn, để bạn luôn cảm thấy thoải mái, tự tin hơn.
2020-03-29

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 17/03/2020 - Huyết trắng là dịch tiết từ đường sinh dục của nữ giới có màu trắng trong hơi tanh, có nhiệm vụ bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường đường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn thâm nhập cơ thể gây bệnh.
2020-03-19