Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau thế nào cho đúng?

Việc dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau đúng cách là chìa khóa quan trọng để lấy lại sức lực tốt nhất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm tốt điều này, khiến việc chăm sóc người bệnh không đạt hiệu quả như ý. Dưới đây là một số kiến thức cơ bản bạn nên tham khảo, giúp các bạn xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người vừa mới ốm dậy.
 

Đặc điểm chung của bệnh nhân sau ốm dậy là cơ thể mệt mỏi, miệng đắng, chán ăn, tinh thần sụt giảm và ngại tiếp xúc với những người xung quanh. Lúc này, họ cần được bồi dưỡng, chăm sóc đúng cách để nhanh phục hồi và cải thiện tâm trạng hiệu quả. 

1. Chọn và sử dụng những loại thực phẩm có nhiều dinh dưỡng

Những người mới ốm dậy thường bị hao tổn năng lượng nên cần được bổ sung chế độ ăn với nhiều dinh dưỡng. Do đó, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm có nhiều protein, chất béo… để tăng cường khả năng trao đổi chất và cơ thể thêm phần khỏe mạnh. Danh sách các loại thực phẩm cụ thể gồm có thịt nạc, các loại cá nhất là cá hồi, trứng, tôm, cua…

Tuy nhiên, bạn cần cân đối để sử dụng một lượng thực phẩm vừa phải, tránh ép người ốm dậy ăn quá nhiều bởi nó dễ gây thừa chất. Bạn cần có sự linh hoạt, thay đổi món ăn giữa các bữa ăn để tạo cảm giác ngon miệng giúp hấp thụ thức ăn tốt hơn.

2. Ăn nhiều trái cây
 

Trái cây có chứa nhiều loại vitamin thiết yếu, tốt cho sức khỏe nói chung và những người vừa mới ốm dậy nói riêng. Đặc biệt khi ốm, cơ thể thường mất chất điện giải dẫn đến suy nhược, mệt mỏi. Lúc này, trái cây sẽ giúp bù đắp lại các chất điện giải bị mất với hiệu quả cao. Nếu người bệnh cảm thấy chán ăn, bạn có thể sử dụng trái cây để xay thành sinh tố hoặc ép thành nước.

3. Nên ăn thức ăn dạng lỏng

Tâm lý người sau ốm thường chán ăn, mệt mỏi nên ít muốn động đũa vào các món ăn khô hay nhiều dầu mỡ. Lúc này, các loại thức ăn dạng lỏng sẽ là lựa chọn phù hợp hơn cả. Bạn có thể sử dụng các loại thịt gà, bò, tim động vật đểu nấu cháo, súp. Khi nấu ăn, bạn hãy bổ sung thêm một số rau gia vị như hành, tía tô… vừa tăng thêm mùi vị cho món ăn, vừa giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn thêm các món ăn mới lạ như lạp xưởng nhà làm, cá khô 1 nắng

4. Đừng quên bổ sung nước

Nước là thành phần thiết yếu đối với cơ thể. Với người ốm dậy, việc bổ sung nước lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 
 

Để cơ thể tránh bị mất nước, ngoài việc chọn và sử dụng các món ăn ở dạng lỏng cho người ốm dậy, bạn nên khuyến khích họ uống nhiều nước lọc, nước trái cây hay sữa. Đây là điều quan trọng giúp bù nước, bổ sung dưỡng chất đồng thời giúp đào thải các độc tố do thuốc men gây ra.

5. Thêm gia vị cho món ăn hàng ngày

Một số loại gia vị như tỏi và gừng trong căn bếp không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa gia tăng hương vị cho những món ăn. Đồng thời, đây còn là những loại thần dược tuyệt vời, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể một cách tối ưu.

Theo đó, nhiều tài liệu nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, trong tỏi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Với gừng, loại gia vị này mang vị cay, tính ấm, có khả năng sát trùng, chống viêm để giảm cảm giác buồn nôn với những người đang ốm hoặc có thể trạng yếu. Do đó ở giai đoạn sau ốm, bạn đừng quên bổ sung tỏi và gừng vào các món ăn để giúp người bệnh hồi phục nhanh nhất.

Ngoài việc dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau bằng cách sử dụng các loại thực phẩm thông thường, các bạn nên chú ý bổ sung cho người bệnh những sản phẩm mang khả năng bồi bổ nguyên khí, sớm hồi phục sức khỏe và nâng cao sức đề kháng. Tiêu biểu trong số đó là Bát tiên Bình Đông đang được ưa chuộng hiện nay. Sản phẩm có chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên với những thành phần như lạc tiên, thục địa, đan bì… giúp kích thích ăn ngon, ngủ ngon, giúp người mới ốm dậy tăng cường sức khỏe để hồi phục nhanh nhất.

Các tin liên quan
Theo 15/07/2020 Suckhoedoisong.vn - Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, sự căng thẳng do COVID-19 nghiêm trọng có thể kích hoạt lượng đường trong máu cao bất thường, ngay cả ở những người không bị bệnh tiểu đường. Điều này gắn liền với tăng tỷ lệ tử vong do COVID-19.
2020-07-16

Đặc điểm chung của bệnh nhân sau ốm dậy là cơ thể mệt mỏi, miệng đắng, chán ăn, tinh thần sụt giảm và ngại tiếp xúc với những người xung quanh. Lúc này, họ cần được bồi dưỡng, chăm sóc đúng cách để nhanh phục
2019-12-08

Theo Suckhoedoisong.vn 02/07/2020 - Đột quỵ là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, liên quan đến tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì ít vận động. Đột quỵ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2020-07-02

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 28/05/2020  - Rối loạn tiền đình (RLTÐ) tên đầy đủ là hội chứng rối loạn chức năng tiền đình. Ðây là chứng bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn.
2020-06-03

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 05/05/2020 - Thiếu máu do thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu thiếu sắt, là tình trạng xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng và chất lượng do thiếu sắt, cụ thể hơn là cơ thể bị thiếu máu vì không tổng hợp đủ hemoglobin do thiếu sắt.
2020-05-05

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 10/04/2020 - Sức khỏe tinh thần cũng quan trọng ngang với sức khoẻ thể chất. Trên thực tế, cả hai có ảnh hưởng đến nhau: trạng thái tinh thần ảnh hưởng đến mọi thứ từ huyết áp đến hoóc môn và nhịp tim khi nghỉ ngơi. Vì vậy, làm thế nào để cải thiện sức khỏe tinh thần tốt là vô cùng quan trọng nhất là trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 kéo dài như hiện nay.
2020-04-11