Giao mùa trở lại, người cao tuổi dễ mắc bệnh gì?

Suckhoedoisong.vn - Người cao tuổi (NCT) vốn có sức đề kháng kém, lại sẵn có một vài bệnh mạn tính, vậy nên cùng với sự tác động của thời tiết lúc giao mùa nóng lạnh, mưa nắng thất thường, họ rất dễ ốm. Dưới đây là những bệnh mà NCT dễ mắc lúc giao mùa.
 



Bệnh đường hô hấp

Khi trời nóng lạnh, mưa nắng thất thường, người cao tuổi có thể bị cảm lạnh do chế độ sinh hoạt hàng ngày không hợp lý (đang đi ngoài nắng về lại tắm ngay hoặc đang trong phòng đi ra ngoài trời nhiệt độ thấp). Nếu nhẹ có thể gây viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, nếu nặng có thể viêm phế quản, viêm phổi. Đối với người cao tuổi bị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản hoặc hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi nóng, lạnh đột ngột cũng sẽ tái xuất hiện, nhất là hen ác tính rất nguy hiểm đến tính mạng.
 

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh phổ biến trong mùa mưa. Với người cao tuổi, nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao hơn người trẻ do sức đề kháng và sự chuyển hóa thức ăn trong cơ thể kém. Hơn nữa, khi trời lạnh và mưa nhiều, thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh (ăn rau sống, uống nước đá nhiễm khuẩn, thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất) dẫn đến ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy gây mất nước và chất điện giải.

Một số người cao tuổi do chế độ ăn uống chưa hợp lý nên thường bị đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, táo bón... Những bệnh đường tiêu hóa này tái đi tái lại nhiều lần sẽ làm sức khỏe người cao tuổi suy giảm và nguy cơ mắc các bệnh tiết niệu, nội tiết, tim mạch... tăng cao hơn.
 

Khám sức khỏe cho người cao tuổi.
 
Bệnh tim mạch, tăng huyết áp

Về mùa lạnh, huyết áp thường tăng cao so với mùa hè khoảng 5mmHg, sự duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch. Thời tiết lạnh làm tăng tiết các catecholamin trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp. Với người cao tuổi, huyết áp phải kiểm soát để không quá 140/90mmHg. Khi thời tiết chuyển sang giá lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể bị co thắt lại, huyết áp sẽ tăng, ngoài ra mức huyết áp có thể tăng vọt khi đột ngột ra ngoài trời lạnh hoặc khi đi tắm rửa, rất nguy hiểm. Đặc biệt, những người bị bệnh đái tháo đường, nguy cơ biến chứng tăng huyết áp càng cao và dễ có cơn tăng huyết áp kịch phát, nguy hiểm. Đối với bệnh nhân có bệnh mạch vành, khi trời lạnh, nhu cầu ôxy cho cơ tim tăng hơn vì thế cũng có nguy cơ xuất hiện dấu hiệu của các bệnh mạch vành như đau ngực, nhồi máu cơ tim cấp. Đặc biệt thời tiết lạnh còn làm tăng số lượng tiểu cầu, tăng hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi...

Các bệnh về cơ xương khớp

Một số bệnh về cơ xương khớp người cao tuổi rất dễ mắc phải như viêm khớp gối, đau lưng, cứng khớp và khó vận động. Viêm khớp gối là bệnh xuất hiện thường xuyên nhất. Theo thời gian xương khớp bắt đầu thoái hóa, hình thành các mấu xương, gai xương trong khớp gối gây chèn ép vào màng khớp và gây viêm. Mỗi khi tiết trời chuyển mùa, hanh khô hoặc lạnh, sự tuần hoàn của các mạch máu đi nuôi cơ thể kém hơn, các khớp gối dễ bị sưng nề gây nên sự khó khăn trong việc vận động, nhất là các vận động gấp duỗi cẳng chân, bước cầu thang...Đau lưng ở người cao tuổi đôi khi là dấu hiệu báo trước những ngày thời tiết chuyển mùa sắp đến. Ở người già, đau lưng diễn ra khá thường xuyên, có thể vào mọi lúc. Tuy nhiên vào đợt chuyển mùa, cơn đau thường diễn ra dai dẳng với cường độ mạnh. Nhiều người cao tuổi thấy rằng cơn đau lưng xuất hiện là dấu hiệu báo có sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Đau lưng gây nhiều bất tiện trong cuộc sống thường ngày.

Rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ rất cần cho một cơ thể khỏe mạnh. Ở người cao tuổi, giấc ngủ càng quan trọng hơn do độ tuổi này sức khỏe suy giảm cùng với những căn bệnh tuổi già. Khi thời tiết thay đổi, cơ thể mất nhiều năng lượng để thích ứng nên rất khó ngủ. Người cao tuổi thường chỉ trải qua giấc ngủ thực sự khoảng 4 giờ mỗi ngày, chính điều này đã là sự biểu hiện của việc không được ngủ đủ giấc. Có thể lúc đi ngủ thì thường trằn trọc mãi không ngủ được hoặc là ngủ rất dễ nhưng lại tỉnh sớm và nằm trằn trọc cả đêm. Ở những người có tình trạng rối loạn giấc ngủ, cơ thể không được hồi phục sức khỏe đầy đủ sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng tới thần kinh. Do sức khỏe kém nên người cao tuổi thường ít vận động thể chất khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, ốm yếu, kém phần dẻo dai, cũng khiến người cao tuổi khó đi vào giấc ngủ hơn. Tình trạng rối loạn giấc ngủ không được điều chỉnh, lâu ngày còn có thể dẫn tới suy nhược cơ thể, chán nản, trầm cảm hay cáu gắt, chán ăn, buồn bã, bi quan...

BS. Hữu Hạnh
 

Thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ gây các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, ho, mệt mỏi. 
Để bảo vệ tối ưu, chăm sóc sức khỏe, phòng các bệnh đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bạn có thể sử dụng bộ đôi Thiên Môn Bổ Phổi và Bát Tiên Bình Đông.

  • Thiên Môn Bổ Phổi: Giúp bổ phổi, hỗ trợ giảm ho do viêm họng, viêm phế quản như ho khan, ho đờm, ho hen, ho về đêm, đau rát họng, khàn tiếng.
Bên cạnh đó, dưỡng xương khớp dẻo dai, giữ tinh thần phấn chấn cũng không kém quan trọng đối với mọi đối tượng, đặc biệt người cao tuổi. Dưỡng Cốt Bình Đông giúp bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ tốt trong quá trình bồi bổ xương khớp, giảm triệt để các cơn đau nhức xương khớp.
 
 
Hãy cùng Dược Bình Đông chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, đặc biệt các đấng sinh thành thân yêu để mọi người được an hưởng một sức khỏe dẻo dai, tinh thần lạc quan, yêu đời và "xa lánh" bệnh tật nhé!

#duocbinhdong #bidophar #giaomua #thienmonbophoi #battienbinhdong #duongcotbinhdong #benhhohap #ho #daukhop #nguoicaotuoi #keman #matngu #suynhuoc #viemphoi #viemphequan #phongbenh #xuongkhop
Các tin liên quan
Với phương châm “Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết”, Dược Bình Đông cam kết luôn tạo ra các sản phẩm thiên nhiên tinh khiết nhất nhằm phục vụ sức khỏe cộng đồng”.
2020-08-10

Theo Suckhoedoisong.vn - ngày 19/08/2020, Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn. Trước tình hình đại dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng khuyến cáo thường xuyên rửa tay với xà phòng/xà bông/dung dịch rửa tay nhanh và nước sạch hoặc dung dịch rửa tay có cồn là biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả giúp hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh.
2020-08-20

Theo Suckhoedoisong.vn - Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với COVID-19, đều có triệu chứng như sốt ho, khó thở, ớn lạnh, mệt nhức mỏi...
2020-09-03

Suckhoedoisong.vn - Thời tiết cả nước đang trong giai đoạn giao mùa, khí hậu thất thường, lúc nắng khi mưa, nhiều tỉnh đang chìm trong bão lũ. Thời điểm này nhiều người dễ mắc các chứng bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng làm việc, học tập. Một số món ăn bài thuốc dân gian sẽ là lựa chọn cần thiết giúp mọi người phòng và trị bệnh đường hô hấp hiệu quả.
2020-10-23

Suckhoedoisong.vn - Người cao tuổi (NCT) vốn có sức đề kháng kém, lại sẵn có một vài bệnh mạn tính, vậy nên cùng với sự tác động của thời tiết lúc giao mùa nóng lạnh, mưa nắng thất thường, họ rất dễ ốm. Dưới đây là những bệnh mà NCT dễ mắc lúc giao mùa
2020-11-25

Suckhoedoisong.vn - Thời điểm giao mùa, thời tiết thất thường, lạnh... là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ các bậc phụ huỵnh cần đặc biệt lưu tâm đến những vấn đề sau để phòng tránh cũng như hạn chế mắc bệnh cho trẻ.
2020-11-27