Triết lý y học
Lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương, Ngũ Hành. Âm Dương, Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó trong khi Tây y dựa trên các kiến thức về giải phẫu, sinh lý, vi sinh v.v. cùng các thành tựu của các ngành khoa học hiện đại.
Bên cạnh Âm Dương, Ngũ Hành, cơ sở lý luận Đông y còn bao gồm: học thuyết Thiên Nhân hợp nhất, học thuyết kinh lạc, bát cương, học thuyết tạng tượng. Mặc dầu tạng tượng học Đông y có nhiều điểm tương đồng với giải phẫu và sinh lý học Tây y, các từ Hán-Việt dùng để chỉ các tạng (tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận), phủ (vị, đởm, tam tiêu, bàng quang, tiểu trường, đại trường) trong Đông y không đồng nhất với các từ chỉ các cơ quan theo giải phẫu học Tây y (tim, gan, lách, phổi, cật; dạ dày, mật v.v.). Bởi lẽ Đông y có một hệ thống lý luận khác, theo đó, việc chia tách cơ thể thành các bộ phận khác nhau một cách rạch ròi chỉ là khiên cưỡng, do cơ thể là một thể thống nhất.
Chẩn bệnh
Chẩn đoán Đông y dùng các phương pháp vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng.
Điều trị
Điều trị Đông y gồm có phương pháp châm cứu, các thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp.
Phương pháp châm cứu dựa trên hệ thống kinh mạch được miêu tả chi tiết với hàng trăm huyệt trên cơ thể. Các huyệt và các đường kinh mạch có mối liên hệ với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loại kiểu nào thì can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ nếu cần thiết. Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).
Thuốc Bắc là các vị thuốc được khai thác và bào chế theo sách của Hồng Kông truyền sang (và phát triển bởi các lương y người Việt). Thuốc Nam là các vị thuốc do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lê Hữu Trác (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh là sách căn bản của Đông y Việt Nam) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng “Nam dược trị Nam nhân” – thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam).
Nguồn: tự tổng hợp trên internet
Các tin liên quan
Đối với những người hút thuốc lá, phối là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cơ thể. Nếu không kết hợp những loại thực phẩm và chế độ sinh hoạt thanh lọc cơ thể hiệu quả, phổi bị tổn thương sẽ ngày càng suy yếu, dẫn đến những loại bệnh nghiêm trọng như suy hô hấp, viêm phổi, ung thư phổi,…
2018-10-25
Mụn trứng cá bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như tuổi tác, di truyền, căng thẳng, lối sống, thuốc men và thực phẩm...
2018-08-24
Thiên Môn Bổ Phổi giúp giảm ho bổ phổi, thuốc có tính hàn, vị the mát dễ uống.
Sản phẩm ở dạng nước nên các thành phần dược lý dễ được cơ thể hấp thụ, phù hợp với người có thể trạng yếu ớt, sức đề kháng kém.
Thiên Môn Bổ Phổi phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các cơn ho và các loại bệnh hầu họng. Đặc biệt, sản phẩm có thể sử dụng hằng ngày như một phương pháp phòng bệnh lâu dài.
2018-07-03
Tác hại của thuốc lá với sức khỏe, đặc biệt là phổi vô cùng khủng khiếp. Vì thế, với những người đang hút thuốc hoặc vừa cai thuốc, việc hồi phục và duy trì sức khỏe của phổi là rất quan trọng.
2018-12-07
Ngày 30/07/2020, Dược Bình Đông đã tổ chức buổi livetream bốc thăm trúng thưởng – Kỷ niệm 70 năm trên fanpage Dược Bình Đông – Bidophar.
2020-07-30
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y theo hướng dẫn của các bác sĩ, nhiều người lại thích dùng những cây thuốc nam trị bệnh phổi vì ít tác dụng phụ, lại an toàn hơn khi sử dụng trong thời gian dài.
2018-10-24