Bột ngọt
Bột ngọt, có tên khoa học là Mono Sodim Glutamate (MSG), là muối natri của axit glutamic, một amino axit không cần thiết trong tự nhiên. Nó được dùng làm phụ gia thực phẩm và nổi tiếng với khả năng làm tăng hương vị món ăn.
Bột ngọt (dùng trong nấu ăn)
Âm thực truyền thống thường dùng nhiều rau củ quả hơn thịt, nên họ phải thêm bột ngọt để giúp cơ thể có cảm giác thỏa mãn là mình đang ăn thịt. Tuy nhiên, không thực phẩm, bột ngọt đang được sử dụng ngày càng nhiều để tăng hương vị cho thực phẩm đóng gói và các loại thức ăn nhanh như burger, pizza, khoai tây chiên, soup, nước sốt, gia vị, bánh snack, nước tăng lực, nước ép trái cây và nước giải khát.
Thực phẩm có chứa bột ngọt và những nguồn bột ngọt ẩn danh
Bột ngọt được dùng khắp nơi trên thế giới trong các món soup, nước dùng, nước sốt và các loại gia vị hỗn hợp. Ngoài ra, nó còn có mặt trong thực phẩm đóng hộp, đồ đông lạnh hay đồ ăn chế biến sẵn…
Đôi khi, bột ngọt xuất hiện ẩn trong nhãn hàng thực phẩm với các tên gọi khác. Nếu bạn thấy “hương liệu tự nhiên”, “protein đã được thủy phân hóa”, và “gia vị” trên nhãn thực phẩm, thì đó chính là bột ngọt. Vì vậy, hãy cẩn trọng với sự góp mặt của bột ngọt trong những thực phẩm tưởng chừng như không có.
Bột ngọt hoạt động thế nào? Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Từ lâu chúng ta đã biết có bốn vị cơ bản là ngọt, chua, mặn, và đắng. Ngày nay, có thêm sự xuất hiện của vị cơ bản thứ năm gọi là “umami” (vị ngọt thịt). Umami là vị ngon có trong các thực phẩm như cà chua và phô mai chín.
Bột ngọt tạo cảm giác gây nghiện lên lưỡi, khiến người ta muốn ăn nhiều hơn. Chủ yếu là vì bạn cảm thấy ngon miệng, và cũng là do nó khiến não sản xuất ra một lượng dư thừa chất dopamine. Chính điều này tọa ra cảm giác vui vẻ, khỏe mạnh trong thời gian ngắn, tương tự như sử dụng ma túy. Bột ngọt có khả năng gây nghiện rất cao, nó khiến người ta muốn ăn thêm và hậu quả là sẽ ăn quá nhiều. Trong quá trình trê, các tế bào não sẽ tổn thương. Vị bột ngọt đồng thời làm thay đổi khả năng phản hồi tín hiệu của não từ hormone leptin. Bột ngọt luôn gợi lên cảm giác chưa no, muốn ăn thêm nên nó là thủ phạm đầu tiên gây nên béo phì.