Kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì, khi nào thì nên lo lắng?

Kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì có thể kéo dài hơn 1 năm do hoạt động không ổn định của buồng trứng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý đến trẻ để phòng ngừa những triệu chứng bất thường.
 

kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Tìm hiểu 1 chút về chu kỳ kinh nguyệt

Hầu hết lần hành kinh đầu tiên (menarche) ở con gái thường nằm trong khoảng 10 đến 16 tuổi. Bác sĩ thường chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ (số ngày tính từ ngày bắt đầu hành kinh lần này đến ngày bắt đầu hành kinh lần tiếp theo) khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, con số này chỉ là số trung bình mà bác sĩ thường dùng. Độ dài chu kỳ có thể kéo dài từ 24-34 ngày.

Trong đó, ngày đầu tiên kỳ kinh là Ngày 1 của chu kỳ. Khoảng Ngày 5, tuyến yên ra lệnh cho buồng trứng xuất ra một trong trứng mà nó cất giữ. Ngày 14 của chu kỳ 28 ngày, bắt đầu giai đoạn rụng trứng. Nếu trứng không được thụ tinh, nó bắt đầu rơi xuống. Khoảng 2 tuần sau, mô ngoài thành tử cung và trứng ra khỏi cơ thể khi kinh nguyệt diễn ra. Toàn bộ quy trình này sẽ lặp đi lặp lại.

Đọc qua có vẻ trình tự rất gọn gàng. Nhưng cơ thể con gái thì không hoàn toàn hoạt động đúng theo quy trình này. Ở tuổi dậy thì, nhiều khi cơ thể sẽ bỏ qua vài chu kỳ hoặc chu kỳ không đều đặn. Nguyên nhân thì có thể do buồng trứng hoạt động chưa ổn định, stress hay trọng lượng cơ thể thay đổi đột ngột…

Ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt không đều không có nghĩa là bất thường

Tuổi dậy thì là giai đoạn mà kinh nguyệt của bé gái thường xuyên bị rối loạn, điều này có nghĩa chu kỳ kinh nguyệt của trẻ không xuất hiện đúng vào một ngày cụ thể như theo tính toán. Có thể, từ lần hành kinh đầu tiên đến lần có kinh thứ 2 có thể trễ tới 35 đến 40 ngày. Trong trường hợp có thể tắt kinh trong khoảng vài chu kỳ. Tất cả điều này là bình thường. Khoảng sau 3 năm sau kỳ kinh đầu tiên, chu kỳ kinh nguyệt của bé sẽ ổn định.
 

Tuy nhiên, nếu bạn không yên tâm khi con mình bị kinh nguyệt không đều thì có thể cho bé gái đi khám khi có dấu hiệu không có kinh hơn 3 tháng. Trong 1 vài trường hợp, có thể trẻ đang mắc phải một căn bệnh nào đó liên quan đến sinh sản.

Nếu hơn 3 tháng, trẻ có kinh trở lại, thì bạn không nên lo lắng. Còn nếu chưa yên tâm, thì tốt nhất nên đến để gặp bác sĩ tư vấn cụ thể hơn. Ngoài ra, bạn có thể phòng chứng kinh nguyệt không đều của trẻ bằng cách thay đổi dinh dưỡng, sinh hoạt ở trẻ.

Cách khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều ở trẻ dậy thì

Ở tuổi dậy thì, để kinh nguyệt của trẻ được ổn định, bạn nên tập cho trẻ những thói quen như:

  • Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày, lưu ý là không nên tập quá sức, chỉ tập những môn thể thao phù hợp với bản thân của bé,
  • Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đây là việc khá quan trọng giúp cơ thể hoạt động trơn tru hơn, giữ đường huyết ổn định, từ đó hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều.
  • Chia sẻ rõ cho trẻ những thông tin về sức khoẻ sinh sản, đừng để trẻ phải lo lắng, stress…
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, tránh để trẻ tăng cân quá đà.


Bên cạnh đó, bạn có thể cho trẻ sử dụng Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông, đây là sản phẩm Đông y, được tổng hợp từ các thảo dược thiên nhiên như: Ích mẫu, Xuyên khung, Đương quy, Đảng sâm, Bạch thược, Hương phụ, Thục địa, Đại hoàng, Phục linh, Ngải cứu có công dụng

  • Giúp xoa dịu cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Điều hoà kinh nguyệt không đều
  • Bồi bổ khí huyết, giúp da dẻ hồng hào
  • Giúp cho khí huyết dễ lưu thông, không bị trì trệ

Nhìn chung, bạn không nên quá lo lắng khi thỉnh thoảng kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì. Đây chỉ là triệu chứng bình thường, khi bạn trưởng thành, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định. Nếu còn mang tâm trạng lo lắng thì có thể đến các phòng khám để bác sĩ tư vấn rõ hơn nhé!

Các tin liên quan
Theo Suckhoedoisong.vn ngày 22/06/2020  - Ung thư cổ tử cung (UTCTC) đứng thứ 3 trong nhóm bệnh ung thư gây tử vong cao nhất ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư buồng trứng.
2020-06-24

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 13/05/2020 -Lạc tuyến nội mạc tử cung trong cơ tử cung hay còn gọi là bệnh cơ tuyến tử cung (LTNMTCTC) là hiện tượng các mô tuyến trong nội mạc tử cung xuất hiện và phát triển trong lớp cơ tử cung. Bình thường biểu mô tuyến chỉ có ở lớp nội mạc tử cung, có chu kỳ phát triển và thoái triển theo chu kỳ hormon sinh dục nữ, tạo ra hiện tượng kinh nguyệt. Khi mô tuyến này lạc vào trong cơ tử cung sẽ tạo ra tình trạng bệnh lý bất thường.
2020-05-14

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 27/04/2020 - Hội chứng tiền kinh nguyệt là một loạt các triệu chứng về những thay đổi, rối loạn tâm sinh lý, hành vi của nữ giới trong khoảng thời gian trước chu kỳ kinh nguyệt.
2020-04-28

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 31/03/2020 - Nhiều phụ nữ mang thai trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên nhận thấy hiện tượng ra huyết hoặc xuất hiện đốm máu.
2020-03-31

Trong những ngày đèn đỏ, băng vệ sinh là vật không thể thiếu của con gái để vùng kín thoáng sạch mỗi ngày cũng như giúp ngăn ngừa vi khuẩn, để bạn luôn cảm thấy thoải mái, tự tin hơn.
2020-03-29

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 17/03/2020 - Huyết trắng là dịch tiết từ đường sinh dục của nữ giới có màu trắng trong hơi tanh, có nhiệm vụ bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường đường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn thâm nhập cơ thể gây bệnh.
2020-03-19