Mất ngủ - căn bệnh thời hiện đại

Suckhoedoisong.vn - Ngủ là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Chất lượng giấc ngủ có những ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Trong cuộc sống hiện đại, mất ngủ đang trở thành một vấn đề lớn, dễ gặp phải ở nhiều người.

Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Thông thường thời gian ngủ chiếm 1/3 thời gian cuộc đời mỗi người. Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta được đưa về trạng thái hoạt động ở mức thấp nhất. Cơ thể được duy trì ở mức chuyển hóa cơ bản, tạo điều kiện cho các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục sau thời gian dài hoạt động. Khi ngủ, cơ thể tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ của não bộ.
Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, sự thay đổi về môi trường sống như ô nhiễm âm thanh, ánh sáng, nhịp sống, stress, áp lực công việc ngày càng gia tăng là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều sự thay đổi trong vấn đề giấc ngủ. Thống kê sơ bộ cho thấy ở Mỹ  dân số bị rối loạn giấc ngủ (thời gian, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo), trong đó mất ngủ chiếm 50% các ca rối loạn giấc ngủ.
Tại các quốc gia phát triển ở Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, đặc biệt là Nhật Bản, khi áp lực công việc đã là một phần văn hóa thì tình trang mất ngủ, rối loạn giấc ngủ lại càng trầm trọng hơn. Tại nước ta, vấn đề giấc ngủ chỉ mới được quan tâm đúng đắn và có những đơn vị chuyên môn trong giai đoạn gần đây; nên chưa có những thống kê, nghiên cứu với số lượng và thực trạng chính xác. Tuy nhiên, qua quá trình thăm khám đã có nhiều trường hợp mất ngủ mạn tính lâu năm có khi lên đến hàng chục năm chưa hề “chợp mắt” được giây phút nào.

Đánh giá chất lượng giấc ngủ

Chất lượng của một giấc ngủ được đánh giá dựa trên thời gian ngủ (ngủ bao lâu), và chất lượng của các giai đoạn khác nhau trong giấc ngủ.
Thời gian ngủ của mỗi đối tượng, lứa tuổi khác nhau thì có sự khác biệt: Trẻ sơ sinh cần ngủ 16 - 20 tiếng mỗi ngày để phát triển trí não, thể chất; trẻ em dưới 16 tuồi cần ngủ 8 - 10 tiếng mỗi ngày, người trường thành cần ngủ trung bình 8 tiếng trên ngày, người trên 60 tuổi thời gian ngủ có sự  suy giảm còn khoảng 6 tiếng một ngày và thường có chất lượng giấc ngủ không tốt (ngủ không sâu, ngủ lờ mờ, dễ thức giấc…).
Ngủ đủ giấc là một điều kiện cần cho một giấc ngủ chất lượng nhưng không phải là điều kiện đủ để đánh giá một giấc ngủ có chất lượng cao. Nếu thời gian ngủ là “lượng” thì một giấc ngủ ngon cần sự đảm bảo về “chất”.
Giấc ngủ thông thường có thể chia đơn giản thành các giai đoạn ngủ nông - ngủ sâu - ngủ mơ; mỗi giai đoạn có những giá trị và lợi ich khác nhau.
Ngủ nông: là giai đoạn bắt đầu đi vào giấc ngủ và ngủ dễ thức giấc
Ngủ sâu: là giai đoạn sau ngủ nông là giai đoạn hồi phục thể chất của cơ thể. Thời gian ngủ sâu của người lớn tuổi rất ít dẫn đến việc sau giấc ngủ không thấy sảng khoải, không có sự khôi phục thể chất, cơ thể mệt mỏi sau giấc ngủ.
[…]
Một giấc ngủ ngon là một giấc ngủ phù hợp về thời gian, đảm bảo về chất lượng của giấc ngủ. Giấc ngủ không đảm bảo gây nhiều ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ tuần hoàn. Ngủ là giai đoạn nghỉ ngơi của cơ thể, nếu ngủ không đảm bảo sẽ làm mất thời gian nghỉ ngơi của hệ thống cơ quan, làm các hệ thống cơ quan bị suy yếu làm sức khỏe suy yếu; dẫn đến nguy cơ suy giảm tuổi thọ cũng như các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong tương lai.

Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ

Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do nguyên phát hay thứ phát, một số nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ thường gặp như:
- Môi trường ngủ không tốt: môi trường ồn ào, nhiều tạp âm, cường độ ánh sáng không phù hợp, không gian, nhiệt độ không phù hợp có thể gây khó ngủ, mất ngủ.
- Sử dụng chất kích thích như trà, cà phê… trước khi ngủ cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ.
- Một số trường hợp sử dụng chất kích thích như rượu bia để dễ ngủ cũng là những sai lầm thường gặp; thành phần cồn trong rượu bia có tác dụng an thần, chỉ đưa cơ thể vào trạng thái ngủ nông và hạn chế giấc ngủ sâu làm cản trở quá trình hồi phục của cơ thể, làm cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức giấc. Bia rượu còn khiến bộ máy cơ thể như thận, gan phải hoạt động, cơ thể phải thức giấc giữa đêm để đi tiểu cũng làm gián đoạn giấc ngủ.
- Người cao tuổi hay mất ngủ còn có thể do tình trạng đau mãn tính ở khớp hay cột sống, dị ứng về đêm, khó thở khi ngủ, chứng tê chân và chân không yên khi ngủ; rối loạn nhịp tim dạng ngoại tâm thu, suy tim, trào ngược thực quản, tiểu đêm nhiều lần; bệnh nội tiết như hội chứng cushing, cường tuyến giáp trạng.
- Ngoài ra không thể không kể đến nguy nhân do lo âu, căng thẳng, stress cũng gây nên tình trạng mất ngủ của người cao tuổi.
Khi có dấu hiệu ban đầu của tình trạng rối loạn giấc ngủ hay mất ngủ, người bệnh cần được điều trị sớm để tránh bệnh kéo dài và chuyển đến tình trạng mạn tính (kéo dài trên 3 tháng) gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như những khó khăn trong điều trị.

Trị bệnh từ gốc

Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân và có ảnh hưởng lớn để sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên việc điều trị mất ngủ không quá khó khăn và hiệu quả điều trị cũng đạt được nhiều kết quả cao nếu tìm đúng nguyên nhân và được điều trị sớm.
Nếu nguyên nhân mất ngủ do sự lo âu quá mức, trầm cảm, căng thẳng… thì việc giải tỏa tâm lý, giải quyết mối bận tâm, lo lắng giúp người bệnh có được tâm trạng thoải mái, thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Nếu mất ngủ do ảnh hưởng của môi trường ngủ như thiếu yên tĩnh, ồn ào, cường độ ánh sáng cao, quá lạnh hay quá nóng… thì việc thay đôi môi trường ngủ thoải mái sẽ có hiệu quả.
Nếu mất ngủ là nguyên nhân thứ phát của các bệnh mãn tính như: tim mạch, hô hấp, nội tiết, rối loạn tiền đình, hẹp đốt sống cổ… thì việc ổn định các bệnh lý này vừa giúp bệnh nhân giải tỏa được tâm lý cũng như cải thiện được tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Người bệnh cần lưu ý, giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ có sự thay đổi theo thời gian, càng lớn tuổi con người càng ngủ ít và chất lượng giấc ngủ cũng suy giảm theo tuổi tác. Do đó không thể đòi hỏi một giấc ngủ có thời gian và chất lượng như người trưởng thành. Người cao tuổi có thể sử dụng một số loại thảo dược như tim sen, kỷ tử,… cũng như một số loại thực phẩm có tác dụng an thần để giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ; rèn luyện thói quen vận động nhẹ nhàng như tản bộ sau khi ăn để cơ thể thư thái và dễ ngủ.

Ths.BS HOÀNG ĐÌNH HỮU HẠNH

 

 

 Xem thêm: Bát Tiên Bình Đông - giảm căng thẳng, mệt mỏi giúp ăn ngon, ngủ sâu: 
https://www.binhdong.vn/san-pham/bo-duong/bat-tien-binh-dong.34.html
 
Các tin liên quan
Với phương châm “Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết”, Dược Bình Đông cam kết luôn tạo ra các sản phẩm thiên nhiên tinh khiết nhất nhằm phục vụ sức khỏe cộng đồng”.
2020-08-10

Theo Suckhoedoisong.vn - ngày 19/08/2020, Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn. Trước tình hình đại dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng khuyến cáo thường xuyên rửa tay với xà phòng/xà bông/dung dịch rửa tay nhanh và nước sạch hoặc dung dịch rửa tay có cồn là biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả giúp hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh.
2020-08-20

Theo Suckhoedoisong.vn - Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với COVID-19, đều có triệu chứng như sốt ho, khó thở, ớn lạnh, mệt nhức mỏi...
2020-09-03

Suckhoedoisong.vn - Thời tiết cả nước đang trong giai đoạn giao mùa, khí hậu thất thường, lúc nắng khi mưa, nhiều tỉnh đang chìm trong bão lũ. Thời điểm này nhiều người dễ mắc các chứng bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng làm việc, học tập. Một số món ăn bài thuốc dân gian sẽ là lựa chọn cần thiết giúp mọi người phòng và trị bệnh đường hô hấp hiệu quả.
2020-10-23

Suckhoedoisong.vn - Người cao tuổi (NCT) vốn có sức đề kháng kém, lại sẵn có một vài bệnh mạn tính, vậy nên cùng với sự tác động của thời tiết lúc giao mùa nóng lạnh, mưa nắng thất thường, họ rất dễ ốm. Dưới đây là những bệnh mà NCT dễ mắc lúc giao mùa
2020-11-25

Suckhoedoisong.vn - Thời điểm giao mùa, thời tiết thất thường, lạnh... là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ các bậc phụ huỵnh cần đặc biệt lưu tâm đến những vấn đề sau để phòng tránh cũng như hạn chế mắc bệnh cho trẻ.
2020-11-27