Những vết bầm tím trên cơ thể thường rất xấu xí và mang lại cảm giác thiếu thẩm mỹ khi bạn diện những trang phục thoải mái. Học theo những mẹo làm tan máu bầm nhanh trên cơ thể để không còn phải chịu phiền toái vì vết bầm nhé!
Khi cơ thể bị tác động, chấn thương, máu (chủ yếu là hồng cầu) thoát ra khỏi mạch máu dẫn đến hàng loạt các phản ứng nối tiếp nhau một cách nhanh chóng, nhằm tạo ra một nút cầm máu tại chỗ bị thương để ngăn ngừa chảy máu tiếp cũng như hàn gắn vết thương. Từ đó những vết máu bầm hình thành hay còn gọi là tụ huyết dưới da. Các vết bầm tím có kích thước to nhỏ phụ thuộc vào mức độ tổn thương của mao mạch. Thông thường sau 2 đến 5 ngày các vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ xậm qua màu xanh rồi màu vàng và từ từ biến mất.
Bên cạnh những va chạm trực tiếp, có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vết bầm trên da cũng như có nhiều nguy cơ có thể làm thành mạch dễ bị tổn thương. Người già thường dễ bị bầm tím hơn do thành mạch cứng hơn dễ vỡ hơn, hoặc những người béo phì, đang có mắc các bệnh lý khác, … cũng dễ xuất hiện các vết bầm máu trên da. Như vậy bầm máu trên da có thể do chấn thương và có thể do những nguyên nhân gây rối loạn quá trình đông máu như giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu, rối loạn các yếu tố đông máu hoặc tổn thương thành mạch mắc phải.
1. Chườm đá lạnh
Để giảm thiểu độ đau và màu sắc của vết bầm hữu hiệu nhất, cần phải xử lý ngay khi vừa va đập, khi nó chỉ là một vết đỏ. Chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ từ kể từ lúc bị chấn thương, vì thế, ngay lập tức, hãy nhanh chóng chườm đá lên vùng đang đau nhức từ 5 - 10 phút. Nên chườm nhiều lần, giữa những lần chườm cách nhau khoảng 1 giờ.
Chườm đá giúp các mạch máu, mô bị dập do chấn thương co rút lại và từ đó giảm tình trạng xuất huyết dưới da và làm bớt sưng. Ngoài xử lý vết bầm tím, việc chườm đá có thể áp dụng với những chấn thương khác như bong gân, căng cơ, côn trùng cắn và kể cả đau ở các khớp viêm do bệnh gút.
Lưu ý: không chườm đá trực tiếp lên da mà hãy quấn đá vào một chiếc khăn trước khi chườm. Hoặc nhúng khăn mặt vào nước đá lạnh và đắp lên chỗ đau.
2. Kê cao gối
Nếu vết bầm tím ở chân thì có thể kê cao chân khi nằm hoặc ngồi để giúp máu hạn chế lưu thông đến những khu vực này. Cần chú ý thay đổi tư thế thường xuyên để không bị tê chân. Ngoài ra, cũng cần hạn chế vận động ở chân khi đang bị bầm.
Trong trường hợp vết bầm tím có kèm theo các dấu hiệu sau đây cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu:
Dân gian thường xoa dầu nóng khi bị sưng bầm, nhưng thực tế, việc xoa bóp với dầu nóng càng làm tổn thương thêm các mao mạch, dẫn đến tình trạng chảy máu trong nhiều hơn.
Ngoài ra cũng cần tránh bóp nắn, xoa dầu và bôi mật gấu quá sớm trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị va chạm vì có thể gây chảy máu nhiều thêm, sẽ làm tăng hiện tượng sưng, bầm.
Các bác sĩ khuyến cáo, những vết bầm thông thường có thể hết sau một thời gian nhưng cũng có trường hợp đó là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.
Thông Huyết Trật Đả Hoàn của Dược Bình Đông là sản phẩm Đông y với thành phần thảo dược hỗ trợ đào thải máu bầm qua đường đại tiện an toàn và hiệu quả. Sản phẩm có công dụng hữu hiệu và an toàn cho các vết bầm tấy, có máu tích tụ. Cũng do các nguyên liệu tạo nên sản phẩm Trật Đả Hoàn là dược thảo, nên thuốc có thể được dùng trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ. Các thành phần tạo nên Thông Huyết Trật Đả Hoàn được phối ngũ theo trật tự chuẩn Đông y là Quân – Thần – Tá – Sứ, giúp phát huy tối đa công dụng của từng vị thuốc sẽ giúp bạn giảm nhanh các vết bầm tím trên khắp cơ thể.