Mẹo xịt thuốc để cắt cơn hen phế quản đúng cách

Thuốc xịt hen suyễn giống như “phao cứu sinh” cho những bệnh nhân mỗi khi lên cơn hen cấp tính. Tuy nhiên, thuốc xịt chỉ có tác dụng khi bạn dùng đúng cách, đúng liều lượng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xịt thuốc để cắt cơn hen phế quản đúng cách.
 

Tác dụng của thuốc xịt hen suyễn

Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính về đường hô hấp. Hen có nhiều mức độ khác nhau, bệnh có thể xuất hiện trong vài năm nhưng cũng có người bị cả đời không khỏi. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, bất cứ độ tuổi nào.

Hiện nay, dù y học phát triển nhưng bệnh hen suyễn vẫn là một vấn đề nan giải, rất khó điều trị. Đó là lý do vì sao nhiều người bị hen thường mang theo thuốc xịt hen bên người để phòng lên cơn hen bất ngờ.
 

Thuốc xịt hen chính là cách giúp cắt giảm cơn hen một cách nhanh chóng. Thông thường, nếu để cơn hen tự nhiên biến mất khoảng 45 phút, nhưng dù thuốc xịt có thể ngắt cơn hen chỉ trong 1 vài phút. Cơ chế chính của thuốc xịt hen là giúp phế quản giãn ra, chống lại cơ chế co thắt phế quản do cơn hen gây ra.

=> Xem thêm: Muốn biết bệnh hen suyễn có di truyền không?

Mẹo xịt thuốc để cắt cơn hen phế quản đúng cách

Mặc dù thuốc xịt có tác dụng ngắt cơn hen hiệu quả. Nhưng nếu dùng sai cách, thuốc sẽ không vào phổi mà bay ra ngoài, hay lượng thuốc vào phổi không đủ thì sẽ không phát huy tác dụng của thuốc.

Sau đây là cách xịt thuốc để cắt cơn hen phế quản đúng cách:

  • Lắc bình xịt và xịt kiểm tra ra ngoài không khí trước khi dùng
  • Hít thở sâu để loại bỏ hết không khí trong phổi
  • Ngậm đầu phun của bình xịt vào miệng
  • Hít thật sâu và phun thuốc vào trong
  • Bỏ bình xịt ra khỏi miệng
  • Ngưng thở trong vài giây để ngấm thuốc.
  • Súc miệng sau khi dùng thuốc. Bạn hãy ngậm nước sạch, sau đó ngửa cổ, nhẹ nhàng súc miệng, súc họng rồi nhổ bỏ phần nước này. Làm khoảng 2-3 lần.

Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc xịt trị hen

  • Khi dùng thuốc, thấy vạch chỉ thị liều về 0 hay vạch đỏ thì hãy thay ngay lọ khác. Nếu lọ thuốc không có vạch chỉ thị liệu thì bạn hãy ghi lại thời gian sử dụng, đọc hướng dẫn để kiểm tra khi nào cần thay lọ mới.
  • Khi phun thuốc, hãy nín thở khoảng 10 giây. Khi ngậm dụng cụ, không để lưỡi che đầu ống.
  • Thực chất, thuốc chỉ có tác dụng khi đưa sâu vào tận phế quản. Để đạt được mục đích, thì bạn cần hít thật sâu. Hít rồi mà mở miệng ngay, mũi thấy có khói thì sẽ lãng phí thuốc xịt.
  • Những người bị hen suyễn thì nên có một lọ thuốc bên mình để đề phòng cơn hen. Nếu không có thì bạn có thể rơi vào tình huống khó mà lường trước được.
  • Những ai bị hen suyễn nên nhớ rằng, để điều trị hiệu quả thì bạn nên dùng thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc.

Một vài cách giúp cải thiện tình trạng hen suyễn

Như đã đề cập, bệnh hen suyễn rất khó điều trị dứt điểm, cách tốt nhất để trị bệnh chính là phòng bệnh. Sau đây là những lưu ý dành cho bạn:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc…
  • Không sử dụng các chất kích thích
  • Tránh xa khói thuốc lá
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp vệ sinh. Tránh ăn những đồ lạ, không đảm bảo.
  • Thường xuyên vận động, tăng sức đề kháng cho cơ thể

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ phổi của Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông.

Được bào chế dựa trên kỹ thuật cổ xưa Quân – Thần – Tá – Sứ kết hợp với 11 loại thảo dược khác nhau, trong đó Chủ vị là Thiên môn đông (chiếm 15%) – có tác dụng lọc phổi, bổ phổi, giảm ho hiệu quả. Phụ vị là Tỳ bà diệp, Sa sâm, Cát cánh – đây đều là những thảo dược hỗ trợ trị viêm phế quản, giảm đau họng, ho khan. Tá vị gồm Bối mẫu - tác dụng giảm ho, an thần; Phục linh - giúp cải thiện giấc ngủ; Tang bạch bì - hạ suyễn. Sứ vị (chất dẫn) có tác dụng đưa thuốc đến cơ quan đích, điều hòa các vị trong bài thuốc.

Sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi thường xuyên không chỉ giúp bổ phổi, giảm ho mà còn giúp phòng ngừa các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn hiệu quả…

Trên đây là những hướng dẫn về cách xịt thuốc để cắt cơn hen phế quản? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho những ai đang quan tâm.

 
Các tin liên quan
Theo Suckhoedoisong.vn ngày 17/03/2020 -Thời điểm giao mùa, đặc biệt lúc xuân sang hè, thời tiết khắc nghiệt, trời trở nóng lạnh thất thường, độ ẩm trong không khí giảm thấp là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây bệnh hô hấp phát triển. Áp dụng ngay các cách cực hay sau để phòng và điều trị viêm đường hô hấp cho trẻ.
2020-03-18

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 20/03/2020 - Bệnh nhân bị bệnh cảm cúm thường thì chỉ cần chăm sóc và cho uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng loại theo chỉ dẫn của bác sĩ từ 3-5 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần và khỏi hẳn.Nhưng người chăm sóc bệnh nhân bị bệnh cúm cần nắm rõ những nguyên tắc sau đây.
2020-03-21

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 23/03/2020 - Một chế độ dinh dưỡng không khoa học có thể gây hại và cản trở sự phục hồi của hệ miễn dịch.
2020-03-24

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 25/03/2020 - Bộ phận mũi, họng của con người là “cửa ngõ” khiến virus, vi khuẩn xâm nhập dễ dàng nhất vào đường hô hấp. Do đó, để phòng, chống các bệnh về đường hô hấp việc vệ sinh mũi, họng thường xuyên là phương pháp hiệu quả được các chuyên gia y tế khuyến cáo để phòng bệnh.
2020-03-25

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 05/04/2020 - Đau họng và viêm loét miệng là tình trạng phổ biến mà hầu hết mọi người gặp phải. Súc miệng bằng nước muối có thể là một cách rẻ tiền, an toàn và hiệu quả để giảm đau và giảm các triệu chứng từ các điều kiện làm ảnh hưởng đến miệng và họng…
2020-04-06

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 06/04/2020 - Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến, thường hay tái phát, nếu không được dự phòng và điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nhất là đối với bệnh nhân hen suyễn.
2020-04-07