Nguyên nhân bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân

Phong thấp ra mồ hôi tay chân là một chứng bệnh phổ biến mà nhiều người hiện đang gặp phải. Để giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chắc chắn là điều vô cùng cần thiết. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, một số thông tin dưới đây sẽ là điều mà bạn không nên bỏ lỡ. 
 

ra mồ hôi tay

Phong thấp ra mồ hôi tay chân có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Do chân tay luôn trong tình trạng mồ hôi ướt dính, thế nên người bệnh thường cảm thấy khó chịu và luôn muốn tìm kiếm phương thức trị bệnh triệt để nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. 

1. Nguyên nhân bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân

Dưới góc nhìn của y học cổ truyền, phong thấp vốn là bệnh xuất hiện với hai triệu chứng cơ bản là cảm giác đau nhức xương khớp và đổ mồ hôi ở tay, chân. Điều này là do cơ chế thoát dương khí ra ngoài của cơ thể. Khi dương khí bị tắc nghẽn và đường dẫn khí ở các dây thần kinh bị rối loạn. Lúc này, gan bàn chân hay tay thường lạnh và đổ mồ hôi. Đặc biệt, lượng mồ hôi nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người.

2. Cách nhận biết bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân

Cùng với việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân là gì, việc nhận biết bệnh chính xác hơn cả cũng là điều vô cùng quan trọng.
 

Mặc dù người bị phong thấp có thể đổ mồ hôi mọi lúc, mọi nơi, trong mọi thời điểm. Tuy nhiên, tình trạng này thường xuất hiện phổ biến vào mùa hè. Đặc biệt, bởi đổ mồ hôi tay chân còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác như cường giáp, tiểu đường, ở những người suy giảm hormone sinh lý,… Thế nên, các bạn cần tìm hiểu những triệu chứng đặc biệt của đổ mồ hôi tay chân do bệnh phong thấp để phân biệt và tìm được cho mình phương pháp điều trị phù hợp. 

  • Người bị phong thấp thường đổ mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân. Tùy mức độ bệnh mà lượng mồ hôi có thể xuất hiện nhiều hoặc ít. 
  • Do đổ nhiều mồ hôi nên lòng bàn chân, tay thường có mùi hôi vô cùng khó chịu.
  • Đầu ngón chân hoặc tay có thể bị phồng rộp, bong tróc da.
  • Ngoài chân, tay, tình trạng tiết mồ hôi còn xuất hiện nhiều ở da đầu.
  • Khi người bệnh căng thẳng, xúc động, lượng mồ hôi thường tiết ra nhiều hơn không thể kiểm soát.

Do thường xuyên đổ mồ hôi hàng ngày, mồ hôi có mùi… Thế nên người mắc bệnh phong thấp đổ mồ hôi thường vô cùng tự ti trong các cuộc gặp gỡ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống nói chung và giao tiếp hàng ngày nói riêng.

3. Một số giải pháp điều trị phong thấp ra mồ hôi tay chân tại nhà

Khi bị phong thấp ra mồ hôi tay chân, các bạn có thể thử áp dụng một số giải pháp khắc phục sau đây để phần nào giải quyết vấn đề.

  • Sử dụng chè xanh

Chè xanh không chỉ là loại thức uống giúp thanh lọc cơ thể mà còn được biết đến với khả năng làm sạch, ngăn ngừa lão hóa da. Bên cạnh đó, với sự xuất hiện của thành phần tanin, lá chè xanh có khả năng khe khít lỗ chân lông, ngăn chặn tuyến mồ hôi tiết ra… Từ đây, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để tiêu trừ phong thấp ra mồ hôi tay chân.
 

Bạn chỉ cần dùng một nắm lá chè xanh, rửa sạch và đun sôi trong vài phút. Sau đó, bạn hãy pha loãng nước cho ấm rồi sử dụng để ngâm chân tay đều đặn hàng ngày.

  • Sử dụng lá dâu tằm

Lá dâu tằm vốn mang tính hàn, xuất hiện trong khá nhiều bài thuốc trị bệnh được lưu truyền lâu đời từ trong dân gian. Nhờ khả năng phân tán nhiệt khá tốt, thế nên là dâu tằm sẽ giúp hạn chế tình trạng ra mồ hôi tay chân ở người phong thấp với hiệu quả cao.

Để thực hiện, bạn chỉ cần dùng một nắm lá dâu tằm rửa sạch và đun nước để uống mỗi ngày. Nếu kiên trì, bạn sẽ nhận thấy cảm giác đổ mồ hôi thuyên giảm đáng kể.

  • Sử dụng Thảo Linh Tiên của Bình Đông

Thảo Linh Tiên được bào chế dựa trên phương thuốc cổ truyền với với chủ vị là Phòng phong và Độc hoạt. Trong đó, Phòng phong giúp giảm đau nhức các khớp, hỗ trợ điều trị phong thấp và Độc hoạt giúp trị tê thấp, tay chân co mỏi tê thấp, lưng gối nặng và đau nhức. Cùng với đó là các vị thuốc quý khác như:

  • Tục đoạn: mạnh gân cốt, thông huyết mạch, giảm đau
  • Tần giao: trừ phong thấp, dưỡng huyết bổ gân, lợi tiểu, giải độc rượu
  • Phục linh: bồi bổ cơ thể, giảm suy nhược
  • Uy linh tiên: có tác dụng giảm phong tê, đau nhức, lợi tiểu, tích trệ
  • Đẳng sâm: giúp bồi bổ cơ thể, người bị suy nhược, tăng tiết tân dịch, giúp tiêu hoá.
  • Thạch hộc: cứng gân cốt, tráng dương, bổ khí
  • Bạch thược: điều hòa khí huyết, giảm nhức mỏi chân tay
  • Phá cố chỉ: bổ thận trợ dương (đau lưng, mỏi gối)
  • Cam thảo: trừ ho, thông đờm, chống viêm

Nhờ vậy, sản phẩm có thể giúp hoạt huyết, củng cố sức khỏe xương khớp, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, phòng ngừa phong thấp ra mồ hôi tay chân một cách an toàn mà vẫn đảm bảo chất lượng và không gây tác dụng phụ.

Trên đây là những giải đáp về nguyên nhân bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân và hướng giải quyết, hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

 
Các tin liên quan
Theo Suckhoedoisong.vn ngày 21/07/2020 - Trong điều kiện thời tiết có nhiều thay đổi như hiện nay, nhất là đang bình thường chuyển sang mưa nhiều, độ ẩm cao; sẽ gia tăng một số bệnh nhất là bệnh về đường hô hấp, bệnh phổi... Với người cao tuổi (NCT), ngoài các bệnh nói trên thì các bệnh đau nhức xương khớp cũng thường “thăm hỏi” vào dịp này.
2020-07-21

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 13/07/2020 - Loãng xương là bệnh lý làm cho xương bị yếu và giòn. Bệnh nhân dễ bị gãy xương khi có chấn thương nhẹ hoặc bị té ngã. Hậu quả gãy xương là khá nặng nề với người cao tuổi (NCT) vì xương bị loãng rất lâu liền, bệnh nhân phải nằm lâu rất dễ bị viêm phổi và loét lưng, mông.Theo Suckhoedoisong.vn ngày 13/07/2020 - Loãng xương là bệnh lý làm cho xương bị yếu và giòn. Bệnh nhân dễ bị gãy xương khi có chấn thương nhẹ hoặc bị té ngã. Hậu quả gãy xương là khá nặng nề với người cao tuổi (NCT) vì xương bị loãng rất lâu liền, bệnh nhân phải nằm lâu rất dễ bị viêm phổi và loét lưng, mông.
2020-07-14

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 15/04/2020 - Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
2020-04-16

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 09/04/2020 - Đau vai gáy là căn bệnh khá phổ biến mà bất kì ai cũng có thể gặp phải. Bệnh không chỉ khiến vai gáy bị đau, nhức mỏi mà các vùng lân cận như bả vai, cánh tay, lưng... cũng chịu chung số phận. Bạn có thể bị đau mỏi vai gáy trong một thời gian ngắn nhưng bệnh cũng có thể kéo dài ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ và chất lượng sống.
2020-04-10

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 03/04/2020 - Khi có cơn đau cấp tính cần yên tĩnh nghỉ ngơi, cơn đau giảm nhẹ phải vận động khớp từ từ. Bạn có thể tự mình làm bác sĩ trị bệnh này cho bản thân.
2020-04-04

Với những người mắc viêm đa khớp, cùng với việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng vốn giữ vai trò vô cùng cần thiết.
2019-12-28