Nhãn giúp ăn ngon, ngủ sâu, tăng trí nhớ

Theo Suckhoedoisong.vn - Nhãn là cây khá quen thuộc ở nước ta, tỉnh nào cũng trồng nhãn. Có nhiều loại như nhãn lồng, nhãn trơ, nhãn tiêu nhưng ngon nhất là nhãn lồng Hưng Yên.

Nhãn là trái ngon, còn là vị thuốc quý với tên gọi là long nhãn. Loại nhãn có cùi dày, chế biến làm long nhãn chất lượng mới tốt. Long nhãn là vị thuốc quý Đông y thường dùng trong nước và dùng xuất khẩu.




Nói chung, các loại nhãn khi đến mùa chín chủ yếu dùng ăn tươi, làm sinh tố hoặc sấy khô, nấu chè, làm nhân bánh hoặc phối hợp vị thuốc khác như hạt sen, ý dĩ, tiềm với gà, chim ăn đều ngon.

Theo Y học cổ truyền, long nhãn có vị ngọt, tính bình. Tác dụng bổ tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần, ích khí. Chữa tâm tỳ hư, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, hay quên. Theo sách Nam Dược thần hiệu có ghi “Nhãn (quả nhãn) vị ngọt khí ấm, tính bình không độc, trấn tĩnh an thần làm tăng trí nhớ, trừ trùng lao, bổ ích tâm tỳ, thêm tuổi thọ”. Tính giá trị dinh dưỡng trong 100g cùi nhãn có 86,3g nước; 0,9g protit 11g gluxit; 1g xenluloza; muối khoáng (21mg canxi 12mg phosphor) và vitamin C (5,8mg)... đều là dưỡng chất rất có lợi cho cơ thể. Sau đây là một số món ăn thuốc từ quả nhãn:

Chữa thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, hay quên: long nhãn, hạt sen, đậu xanh nấu chè ăn thường xuyên.

Chữa tâm tỳ hư, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, bồi bổ cho người mới ốm dậy: dùng bài “Quy tỳ thang”: long nhãn 12g, nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục thần 14g, đương quy 16g, hoàng kỳ 12g táo nhân 10g, viễn chí 12g, mộc hương 6g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả.
Chữa các chứng hư nhược: cam thảo, đan sâm, hoàng kỳ, long nhãn, mạch môn, nhân sâm, phục thần, sài hồ, thăng ma, viễn chí. Sắc uống.

Chữa suy nhược, mất ngủ, ngủ không yên giấc:
Bài 1: hoa bưởi 2g, lạc tiên 8g, long nhãn 8g, tim sen 4g. Sắc uống.
Bài 2: nhãn 10g, cam thảo 4g, đại táo 10g, hoài sơn 8g, lá vông 20g, liên nhục 10g, táo nhân 10g.

Chữa các triệu chứng kém ăn, mất ngủ, mồ hôi trộm, mệt nhọc: cao ban long 40g, long nhãn 50g. Sắc long nhãn với nước. Thái nhỏ cao ban long cho vào nước sắc long nhãn. Đun nóng để hòa tan, để nguội, thái thành từng miếng mỏng. Trước khi đi ngủ tối và sáng sớm uống mỗi lần 10g cao này.

Chữa tỳ hư, ăn uống tiêu hóa kém, không ngon miệng: bạch truật 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 12g, ý dĩ nhân 10g, liên nhục 10g, phục thần 12g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kiêng kị: Không dùng nhiều cho người mụn nhọt, mẩn ngứa, người nóng, tăng huyết áp, đái tháo đường, phụ nữ có thai.

Ngoài ra, Bát Tiên Bình Đông chính là sản phẩm hàng đầu để giải quyết sự căng thẳng, mệt mỏi, và mất ngủ của bạn, giúp tinh thần thoải mái nhẹ nhàng sẵn sàng cho một giấc ngủ ngon.



Lý do bạn nên sử dụng Bát Tiên Bình Đông?

-   Bát Tiên Bình Đông có nguồn gốc từ bài thuốc cổ truyền và được nghiên cứu điều chế dựa trên kỹ thuật khoa học hiện đại, tuyệt đối an toàn, dễ hấp thu cho cơ thể, và tiện sử dụng.

-   Sản phẩm là sự kết hợp của 11 loại thảo dược quý, đã được chứng minh là có tác dụng trị mất ngủ, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng…

-   Vì là sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên nên hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể.

 
 

 

Lương y Minh Phúc

Các tin liên quan
Với phương châm “Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết”, Dược Bình Đông cam kết luôn tạo ra các sản phẩm thiên nhiên tinh khiết nhất nhằm phục vụ sức khỏe cộng đồng”.
2020-08-10

Theo Suckhoedoisong.vn - ngày 19/08/2020, Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn. Trước tình hình đại dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng khuyến cáo thường xuyên rửa tay với xà phòng/xà bông/dung dịch rửa tay nhanh và nước sạch hoặc dung dịch rửa tay có cồn là biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả giúp hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh.
2020-08-20

Theo Suckhoedoisong.vn - Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với COVID-19, đều có triệu chứng như sốt ho, khó thở, ớn lạnh, mệt nhức mỏi...
2020-09-03

Suckhoedoisong.vn - Thời tiết cả nước đang trong giai đoạn giao mùa, khí hậu thất thường, lúc nắng khi mưa, nhiều tỉnh đang chìm trong bão lũ. Thời điểm này nhiều người dễ mắc các chứng bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng làm việc, học tập. Một số món ăn bài thuốc dân gian sẽ là lựa chọn cần thiết giúp mọi người phòng và trị bệnh đường hô hấp hiệu quả.
2020-10-23

Suckhoedoisong.vn - Người cao tuổi (NCT) vốn có sức đề kháng kém, lại sẵn có một vài bệnh mạn tính, vậy nên cùng với sự tác động của thời tiết lúc giao mùa nóng lạnh, mưa nắng thất thường, họ rất dễ ốm. Dưới đây là những bệnh mà NCT dễ mắc lúc giao mùa
2020-11-25

Suckhoedoisong.vn - Thời điểm giao mùa, thời tiết thất thường, lạnh... là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ các bậc phụ huỵnh cần đặc biệt lưu tâm đến những vấn đề sau để phòng tránh cũng như hạn chế mắc bệnh cho trẻ.
2020-11-27