Trong y học cổ truyền, những cây thuốc có tác dụng lợi tiểu dưới đây có thể giúp đào thải muối, nước dư thừa ra ngoài cơ thể một cách nhanh chóng. Ngoài ra, những thảo dược này còn giúp hạ huyết áp, tốt cho thận...
Dưới đây là những cây thuốc có tác dụng lợi tiểu mà bạn có thể tham khảo:
Cây dừa cạn
Dừa cạn hay còn gọi với tên khác là hoa trường xuân - một trong những loại cây thuốc có vị hơi đắng, tính mát. Theo y học cổ truyền, dừa cạn có tác dụng giúp lưu thông máu huyết, lợi tiểu và hạ huyết áp hiệu quả.
Hoa cúc
Hoa cúc hay cúc hoa có 2 loại, một là cúc hoa vàng, hai là cúc hoa trắng. Trong cúc hoa có nhiều acid amin như adenin, cholin và vitamin A. Đây là những dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Còn trong y học cổ truyền, cúc hoa có vị ngọt, tính mát, hơi đắng có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Một số trường hợp, cúc hoa còn có tác dụng hỗ trợ điều trị hoa mắt, chóng mặt, huyết áp cao.
Râu ngô
Râu ngô cũng là một trong những cây thuốc có tác dụng lợi tiểu. Theo y học cổ truyền, râu ngô có tính ngọt, bình. Có tác dụng quy kinh thận, bàng quang, nên giúp lợi tiểu, giảm phù, thanh nhiệt... Những ai bị bí tiểu, phù nề dùng râu ngô cũng rất tốt.
Rau diếp cá giúp lợi tiểu
Ngoài việc sử dụng như một loại rau sống trong các bữa ăn hàng ngày, thì rau diếp cá còn được xem là một trong những vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, thanh lọc, giải nhiệt. Tuy nhiên để đạt công hiệu tốt nhất trong điều trị, bạn nên kết hợp thêm với một vài dược liệu khác như mã đề, rau má. Những loại cây này đều lành tính, nên không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cây trinh nữ
Theo Đông y, cây trinh nữ có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng an thần, chống viêm, nhất là viêm khớp. Ngoài ra, sử dụng cây trinh nữ còn có tác dụng làm dịu đau, hạ áp, tiêu ích, lợi tiểu. Bạn có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây như rễ, cành, lá để làm thuốc đều được.
Trạch tả
Trong y học cô truyền, trạch tả hay còn gọi mã đề nước là một trong những cây thuốc có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt. Cây trạch tả thường cao khoảng 40-50cm, bộ phận dùng làm thuốc thường là thân, rễ phơi hoặc sấy khô. Cây có vị ngọt, tính hàn, không độc và thường kết hợp với nhiều vị thuốc khác giúp tiêu thũng, trừ thấp, giảm béo, thanh nhiệt và lợi tiểu.
Bạch phục linh
Hay còn gọi bạch linh hay phục linh, là một trong những loại nấm lỗ, thường phát triển bao quanh rễ cây thông già. Trong Đông y, phục linh vị ngọt nhạt, tính bình có tác dụng lợi thủy trừ thấp, bổ tâm an thần, tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, phục linh còn dùng trong trường hợp tiểu ít, tiểu buốt, phù nề, mất ngủ…
Phục địa
Phục địa là một trong những cây thuốc có tác dụng lợi tiểu. Theo tài liệu cổ, thục địa có vị ngọt, tính hơi ôn vào 3 kinh là Tâm, Can và Thận nên giúp nuôi thận, bổ thận, tiêu khát… Còn trong y học hiện đại, thục địa có tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp, lợi tiểu.
Ở y học cổ truyền, thục địa còn là thuốc vị “Quân” trong nhiều cổ phương, chẳng hạn như Lục vị địa hoàng hoàng hoàn bao gồm các dược liệu như thục địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, trạch tả, bạch linh. Bài thuốc này hỗ trợ bổ thận âm, bổ huyết trong các trường hợp đau lưng, mỏi gối, ù tai, chóng mặt do can thận âm hư hiệu quả. Đây cũng là bài thuốc chính trong sản phẩm Thận Bửu Hoàn của Bình Đông.
Với Thận Bửu Hoàn của Bình Đông, mỗi ngày bạn uống khoảng 2-3 lần, mỗi lần 15 viên (uống trước bữa ăn khoảng 5 phút) trong khoảng 2 -3 tháng sẽ giúp cân bằng và bồi bổ thận để thận thực hiện tốt vai trò của nó.
Lưu ý chung: Trong những cây thuốc có tác dụng lợi tiểu có nhiều loại thuốc mà việc lựa chọn sẽ có sự chỉ định khi điều trị.. Vậy nên, người bệnh cần tuân thủ đúng liệu trình mà thầy thuốc đã chỉ định.