Sau mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cũng như sau các cuộc mổ chỉnh hình khác, người bệnh cần phải trải qua giai đoạn quan trọng là tập luyện.
Sau mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cũng như sau các cuộc mổ chỉnh hình khác, người bệnh cần phải trải qua giai đoạn quan trọng là tập luyện. Tùy theo tính chất tổn thương của dây chằng, tùy theo kỹ thuật mổ và chất liệu mảnh ghép được sử dụng mà mỗi bệnh nhân sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước có những bài tập tương đối khác nhau. Tuy nhiên, qui trình luyện tập đều dựa trên những nguyên tắc chung, qua từng giai đoạn sau đây:
Mục đích của giai đoạn này: Gối duỗi hết, gấp đến 90 độ; Cơ tứ đầu khỏe; Tập được dáng đi bình thường
Tập cơ tứ đầu và cơ Hamstring (nếu Hamstring còn): Tập gấp, duỗi gối chủ động có sức cản; Đi xe đạp tại chỗ; Đi lại bằng nạng, có thể tỳ hoàn toàn trọng lượng cơ thể trên chân mổ (vẫn đặt nẹp, duỗi thẳng gối khi tỳ chân).
Mục đích của giai đoạn này: Biên độ gối đạt 120 độ. Đứng được trên chân mổ với toàn bộ trọng lượng cơ thế, đi lại được khi không dùng nạng, không tập tễnh.
Tiếp tục các bài tập như trên, tăng dần cường độ; Chạy bước nhỏ trên đường phẳng, chạy tới và lùi.
Bắt đầu chơi các môn thể thao nhẹ. Sau 6 tháng, có thể trở lại chơi thể thao bình thường khi: Biên độ gối phải đạt được > 130 độ; Cơ Hamstring (nếu còn) đạt sức khỏe > 90% bình thường; Cơ tứ đầu phải đạt được sức khỏe > 85% bình thường; Các môn thể thao định chơi là những môn đã được huấn luyện thành thạo trước đó; Duy trì được 2 - 3 lần chơi trong một tuần.
Lưu ý: Quá trình luyện tập sau chấn thương dây chằng phải được BS phẫu thuật giám sát, đánh giá và theo dõi qua những lần tái khám theo hẹn. Nếu có gì bất thường, người bệnh nên đến khám ngay.
nguồn: tổng hợp