Tập thở - phương pháp phòng ngừa bệnh hô hấp

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 14/03/2020 - Rất nhiều cách tập thở từ thư giãn cơ hô hấp, thở mím môi, thở ngực, thở bụng (thở cơ hoành) cho đến thở phối hợp vận động tay, thở phối hợp vận động chân, tập thở với dụng cụ, tập thở phối hợp bước đi và kỹ thuật thông sự tắc nghẽn.

=> Xem thêm:
Khoẻ hơn mỗi ngày nhờ Thiên Môn Bổ Phổi

Thư giãn cơ hô hấp

Tư thế: nằm ngửa hoặc ngồi.
Bắt đầu: đầu và lưng thẳng, hai chân chạm đất, không dựa lưng vào ghế. Hai bàn tay đặt lên đầu vai 2 bên. Xoay tròn cánh tay và khuỷu tay từ trước ra sau. Sau đó xoay ngược lại. Bài tập này làm từ 10 - 20 cái/lần tập, 2 - 3 lần/đợt tập, 2 - 3 đợt tập/ngày.


 

Thở mím môi
 

Tư thế: nằm ngửa hoặc ngồi.
Bắt đầu: vào bằng mũi chậm, sau đó thổi ra bằng miệng giống như huýt sáo. Bài tập này làm từ 10 - 20 cái/lần tập, 2 - 3 lần/đợt tập, 2 - 3 đợt/ngày.

Thở ngực
 

Tư thế: nằm ngửa hoặc ngồi, 1 tay để trên ngực.
Bắt đầu: vào bằng mũi chậm, phình ngực lên, sau đó thổi ra bằng miệng giống như huýt sáo, xẹp ngực xuống. Bài tập này làm từ 10 -20 cái/lần tập, 2 - 3 lần/đợt tập, 2 - 3 đợt/ngày.


Thở bụng (thở cơ hoành)
 

Tư thế: nằm ngửa hoặc ngồi, 1 tay để trên ngực.
Bắt đầu: vào bằng mũi chậm, phình bụng lên, sau đó thổi ra bằng miệng giống như huýt sáo, xẹp bụng xuống. Bài tập này làm từ 10 - 20 cái/lần tập, 2 - 3 lần/đợt tập, 2 - 3 đợt/ngày.


=> Xem thêm: Giảm vận động có làm giảm chức năng của hệ miễn dịch


Thở kết hợp vận động tay
 

Tư thế: nằm ngửa, hoặc ngồi, hoặc nằm nghiêng chêm thêm gối dưới bụng để tăng sự giãn nở vùng phổi phải
Bắt đầu: bệnh nhân hít vào bằng mũi chậm, nâng tay lên, sau đó thổi ra bằng miệng giống như huýt sáo, hạ tay xuống. Bài tập này làm từ 10 - 20 cái/lần tập, 2 - 3 lần/đợt tập, 2 - 3 đợt/ngày.
Tư thế nằm ngửa:


 

Tư thế ngồi:

Thở kết hợp vận động tay
 

Tư thế nằm nghiêng:

 

Thở kết hợp vận động chân

Tư thế: nằm ngửa thả lỏng 2 tay và 2 chân.
Bắt đầu: hít vào bằng mũi co chân trái lên, sau đó thở ra bằng miệng hạ chân xuống. Sau đó đổi qua chân bên phải làm tương tự. Bài tập này làm từ 10 -20 cái/lần tập, 2 - 3 lần/đợt tập, 2 - 3 đợt/ngày.

 

=> Xem thêm: Tìm hiểu một vài sản phẩm làm suy yếu hệ miễn dịch


Tập thở với dụng cụ

Tư thế: nằm ngửa hoặc ngồi.
Ø Bắt đầu: ngậm hoàn toàn đầu ống vào miệng (như hình vẽ) hút vào 1 hơi thật dài và chậm, cố gắng giữ hơi thở càng lâu càng tốt, sau đó thở ra bình thường.
Thực hiện 5 - 6 hơi thở/lần.
2 - 3 lần/đợt tập.
2 - 3 đợt tập/ngày.

Tập thở phối hợp với bước đi

Đi bộ kết hợp với nhịp thở: 1 - 3 hoặc 2 - 4 (1 bước hít vào 3 bước thở ra, hoặc 2 bước hít vào 4 bước thở ra)

Kỹ thuật thông sự tắc nghẽn

Sự hắt hơi.
Là phản xạ bảo vệ.
Hít thật sâu sau đó đóng nắp thanh môn, mở thanh môn, thở ra nhanh bằng mũi và miệng.
Sự ho.
Là phản xạ bảo vệ đường thở bên dưới.
Hít thật sâu, đóng nắp thanh môn, mở nắp thanh môn, thở ra lưu lượng nhanh qua miệng.
Dẫn lưu tư thế.

Bài viết trên đã hướng dẫn những phương pháp phòng ngừa bệnh hô hấp thông qua những bài tập thở. Hi vọng với những kiến thức mà binhdong.vn đã chia sẻ ở trên bạn sẽ có một cơ thể và lá phổi khoẻ mạnh.

BS. PHAN NGUYỄN THỊ LOAN
 

Các tin liên quan
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhưng nếu cứ ho kéo dài phụ huynh cũng không tránh khỏi lo lắng. Càng lo lắng nhiều hơn vì trẻ ho nhiều hơn sau khi uống thuốc mà không hiểu nguyên nhân tại sao.
2018-09-28

Ho có nhiều dạng: ho gió, ho khan, ho dai dẳng, ho có đờm. Bạn phải tìm hiểu triệu chứng để xác định đúng loại ho, từ đó tìm ra cách điều trị phù hợp.
2018-10-01

Theo thống kê, có đến 99% trường hợp trẻ bị tử vong do viêm phổi tại các quốc gia đang phát triển. Chính vì thế, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh viêm phổi kịp thời là cực kì quan trọng trước khi bệnh diễn biến nguy hiểm, gây nhiều biến chứng cho trẻ nhỏ.
2018-11-12

Đờm có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân gây bệnh ở đường hô hấp như viêm họng, mũi, thanh quản, khí quản, ápxe phổi, nhồi máu phổi, viêm phổi, hen phế quản, giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính...
2019-04-10

Ho là một phản xạ giúp tống các vật lạ, vi sinh vật gây hại ra khỏi đường hô hấp. Nhưng ho cũng là một chứng biểu khi niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ho kéo dài thường gây khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sức khỏe của người cao tuổi.
2019-04-11

Ho không phải là bệnh mà nó là là một triệu chứng nhằm giúp cơ thể bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm, cải thiện luồng không khí để bạn hít thở dễ dàng hơn.
2019-04-16