Tê bì chân tay là dấu hiệu bệnh gì?

Tê bì chân tay là cảm giác phổ biến hiện không ít người thường xuyên gặp phải. Vậy hiện tượng này liệu có bình thường hay là lời cảnh báo cho một chứng bệnh nào đó? Hãy cùng tìm hiểu để có được câu trả lời chính xác hơn cả thông qua chia sẻ dưới đây bạn nhé.

Thực tế, tình trạng tê bì chân tay không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại mang đến những tác động xấu, làm suy giảm chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị dứt điểm. Bởi thế, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có giải pháp khắc phục là điều vô cùng cần thiết.
 

1. Thế nào là tê bì chân tay?

Thông thường, chân tay của chúng ta điều chỉnh các hoạt động dựa vào cảm giác. Khi bị tê bì chân tay, cảm giác sẽ giảm đi, thậm chí với một số người còn mất cảm giác hoàn toàn.

Tình trạng tê bì chân tay thường xuất hiện đầu tiên ở các đầu ngón tay, ngón chân với dấu hiệu châm chích nhẹ. Sau đó, nó sẽ dần lan rộng dọc cánh tay, bả vai, đùi, mông bàn chân… và đôi khi ảnh hưởng đến khả năng cử động của người mắc phải. Tùy tình trạng mà người bệnh có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn kéo dài

2. Tê bì chân tay là dấu hiệu bệnh gì?

Tê bì chân tay có thể là dấu hiệu tạm thời nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều loại bệnh lý khác. Cụ thể, có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này gồm nguyên nhân cơ học hoặc nguyên nhân bệnh lý.


* Những nguyên nhân cơ học gây tê bì chân tay

  • Ngồi hoặc vận động sai tư thế: Khi bạn ngồi vắt chân quá lâu, khoanh chân hoặc ngồi quỳ trong thời gian dài, cảm giác tê bì thường xuất hiện do gây áp lực lên dây thần kinh hoặc do lưu lượng máu xuống chân bị giảm.
  • Thay đổi thời tiết: Một số người có cơ địa nhạy cảm thường bị tê bì chân tay khi thời tiết giao mùa. Điều này là do cơ thể không thích ứng kịp thời khi thời tiết chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh.
  • Chấn thương: Đôi khi, nếu bạn bị chấn thương ở vùng cột sống, hông, chân, mắt cá chân và bàn chân, dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng dẫn đến cảm giác tê bì.

Nếu do nguyên nhân cơ học, tê bì chân tay sẽ sớm biến mất sau một thời gian ngắn mà không cần dùng thuốc.
 

* Nguyên nhân bệnh lý

Trong trường hợp bạn nhận thấy cảm giác tê bì chân tay thường xuyên xuất xuất hiện và lặp đi lặp lại với mức độ tăng dần, bạn cần cẩn trọng bởi rất có thể đang mắc phải các bệnh sau đây:

  • Thoái hóa cột sống hay viêm khớp dạng thấp: Khi bị thoái hóa, viêm khớp dạng thấp, các sụn khớp thường bị bào mòn và xuất hiện gai xương tạo sự cọ sát với rễ thần kinh gây tổn thương. Từ đây, bạn sẽ bị tê chân tay, thậm chí đau nhức toàn thân. 
  • Thoát vị đĩa đệm: Tình trạng này khiến nhân nhầy đĩa đệm rời khỏi vị trí thông thường và tạo sự chèn ép rễ thần kinh cột sống. Ngoài cảm giác tê bì chân tay, người bệnh có thể bị liệt nếu không điều trị kịp thời.
  • Cơ thể có khối u: Khi cơ thể có khối u, đặc biệt là ở não, tủy sống… Khối u phát triển gây chèn ép các dây thần kinh làm hạn chế lưu lượng máu đến chân và từ đó gây tê chân.

Ngoài ra, tê bì chân tay còn có thể là dấu hiệu của đau thần kinh tọa, đau cơ xơ hóa, viêm đa rễ thần kinh, hẹp ống sống hay bệnh tiểu đường…

Như vậy, các bạn vừa cùng tìm hiểu tê bì chân tay là dấu hiệu bệnh gì. Về cơ bản, nếu tê bì kéo dài và thường xuyên tái phát, bạn nên thăm khám tại các bệnh viện để biết được kết luận chính xác hơn cả. 

Bên cạnh đó, thay vì để bệnh tìm đến, bạn nên phòng ngừa bệnh từ ngay lúc này. Để phòng tê bì tay chân bạn nên thay đổi chế độ ăn, chế độ tập luyện và dùng thêm Thảo Linh Tiên của Bình Đông.

Với thành phần chính là Uy Linh Tiên cùng với các dược liệu quý khác như: Phòng phong, Độc hoạt, Tục đoạn, Đỗ trọng, Tần giao, Phục linh, Đẳng sâm, Thạch hộc, Bạch thược, Phá cố chỉ, Cam thảo và được bào chế từ kinh nghiệm gia truyền kết hợp với công nghệ hiện đại đã tạo nên sản phẩm có tác dụng giúp hoạt huyết, củng cố sức khỏe xương khớp, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp một cách an toàn mà vẫn đảm bảo chất lượng và không gây tác dụng phụ. 

Các tin liên quan
Theo Suckhoedoisong.vn ngày 21/07/2020 - Trong điều kiện thời tiết có nhiều thay đổi như hiện nay, nhất là đang bình thường chuyển sang mưa nhiều, độ ẩm cao; sẽ gia tăng một số bệnh nhất là bệnh về đường hô hấp, bệnh phổi... Với người cao tuổi (NCT), ngoài các bệnh nói trên thì các bệnh đau nhức xương khớp cũng thường “thăm hỏi” vào dịp này.
2020-07-21

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 13/07/2020 - Loãng xương là bệnh lý làm cho xương bị yếu và giòn. Bệnh nhân dễ bị gãy xương khi có chấn thương nhẹ hoặc bị té ngã. Hậu quả gãy xương là khá nặng nề với người cao tuổi (NCT) vì xương bị loãng rất lâu liền, bệnh nhân phải nằm lâu rất dễ bị viêm phổi và loét lưng, mông.Theo Suckhoedoisong.vn ngày 13/07/2020 - Loãng xương là bệnh lý làm cho xương bị yếu và giòn. Bệnh nhân dễ bị gãy xương khi có chấn thương nhẹ hoặc bị té ngã. Hậu quả gãy xương là khá nặng nề với người cao tuổi (NCT) vì xương bị loãng rất lâu liền, bệnh nhân phải nằm lâu rất dễ bị viêm phổi và loét lưng, mông.
2020-07-14

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 15/04/2020 - Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
2020-04-16

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 09/04/2020 - Đau vai gáy là căn bệnh khá phổ biến mà bất kì ai cũng có thể gặp phải. Bệnh không chỉ khiến vai gáy bị đau, nhức mỏi mà các vùng lân cận như bả vai, cánh tay, lưng... cũng chịu chung số phận. Bạn có thể bị đau mỏi vai gáy trong một thời gian ngắn nhưng bệnh cũng có thể kéo dài ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ và chất lượng sống.
2020-04-10

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 03/04/2020 - Khi có cơn đau cấp tính cần yên tĩnh nghỉ ngơi, cơn đau giảm nhẹ phải vận động khớp từ từ. Bạn có thể tự mình làm bác sĩ trị bệnh này cho bản thân.
2020-04-04

Với những người mắc viêm đa khớp, cùng với việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng vốn giữ vai trò vô cùng cần thiết.
2019-12-28