Trật khớp bàn chân là 1 tai nạn mà nhiều người dễ gặp phải, nhất là trong nhịp sống hiện đại ngày nay. Nó có thể xảy đến từ rất nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến biến nhất là do: Chơi thể thao, luyện tập không đúng cách, tai nạn giao thông hoặc tai nạn khi di chuyển, mang vác quá sức…
Dấu hiệu chân bị trật khớp: Vùng bàn chân có dấu hiệu đau nhức, xuất hiện vết bầm, sưng, chân di chuyển khó khăn. Trường hợp nặng chân có thể xuất hiện những cơn đau đột ngột, dữ dội, chân không di chuyển được.
Trật khớp bàn chân: Dễ gặp - khó lành?
Là tai nạn khá phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên trật khớp bàn chân không phải là trường hợp khó chữa, điều quan trọng là tình trạng vết thương và cách xử trí ngay khi vừa gặp phải chấn thương của mỗi người. Thông thường, trật khớp có thể được chữa lành trong trong khoảng 2 tuần đến 2 tháng tuỳ thuộc độ nặng nhẹ của ca chấn thương.
Trường hợp trật khớp nhẹ: chân xuất hiện vết sưng, bầm tím, xuất hiện cơn đau nhẹ khi di chuyển hoặc xoay xở bàn chân. Với trường hợp này, bạn có thể chữa trị tại nhà với các bước sau:
Lưu ý: Trật khớp bàn chân đôi khi có thể kéo theo các tổn thương mạch máu hoặc dây thần kinh quanh khớp. Do đó bạn không nên chủ quan chịu đựng hoặc có suy nghĩ để vết thương tự lành. Cần nhanh chóng làm tan máu bầm cũng như xử lý khớp bị trật một cách triệt để tránh trường hợp khớp bị trật có thể bị tái phát nhiều lần.
Trường hợp trật khớp nặng: Xuất hiện vết bầm tím lớn hoặc sưng to kéo theo những cơn đau dữ dội, đột ngột, chân không thể di chuyển được. Nếu gặp trường hợp này không nên tự xử lý mà cần nhanh chóng đưa người bị trật khớp đến cơ sở y tế để chẩn đoán và chữa trị đúng cách. Nếu kéo dài hoặc chữa trị không đúng cách, người bệnh không chỉ phải chịu đựng những cơn đau dữ dội mà còn có thể để để lại những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ mặc dù việc trật khớp chỉ rất đơn giản.