Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhưng nếu cứ ho kéo dài phụ huynh cũng không tránh khỏi lo lắng. Càng lo lắng nhiều hơn vì trẻ ho nhiều hơn sau khi uống thuốc mà không hiểu nguyên nhân tại sao.
=> Xem thêm: Thuốc ho Thiên Môn Bổ Phổi
Đối với trẻ nhỏ, các cơ quan trong cơ thể còn chưa phát triển đầy đủ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên đường hô hấp dễ bị viêm nhiễm, khiến trẻ hay bị ho, ảnh hưởng đến phổi.
Các cơn ho của trẻ nhỏ thường được chia thành 2 dạng chính là ho khan và ho có đàm, tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu gây ho thì rất nhiều.
Cần tìm được nguyên nhân gây ho ở trẻ nhỏ và điều trị đúng cách
Ho do bị cảm thì thường bị xổ mũi và ngạt mũi, nhưng không thở gấp, ban ngày ho nhiều hơn ban đêm.
Ho do bị hen xuyễn thì thường thở gấp, đêm ho nhiều. Khi gặp phải những chất gây dị ứng hoặc không khí lạnh thì ho lại càng nặng, hắt xì hơi nhiều, mặt và mũi cảm thấy ngứa.
Ho gà thì thường ho liên tục một cơn, sau khi ho thường có tiếng rít khi hít vào như tiếng gà gáy, kèm theo mặt bị phù và mẩn đỏ.
Ho do bị viêm phổi thì hơi thở ngắn, gấp hoặc khó thở, nếu bị năng thì lồng ngực thường bị lõm sâu khi hít vào, môi tím lại và nhiều đờm.
Ho do viêm họng thì tiếng ho sâu và nặng, ho vào nửa đêm và bị khản tiếng.
Ho do viêm họng mãn tính thì thường ho khan và có cảm giác như có gì vướng trong họng, ho chủ yếu vào ban ngày.
Nếu ho dai dẳng không khỏi, bạn cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến bé bị ho và có đơn thuốc phù hợp với bệnh của bé.
Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc hoặc tự ý dùng thuốc cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra trong quá trình bé bị ho, bạn cần cho bé uống nước lọc nhiều hơn bình thường để cổ họng không bị khô, dẫn đến kích thích phản ứng ho nhiều hơn.
Trước hết cần hiểu rằng, ho có hai loại: ho có đờm và ho khan (ho không có đờm). Việc dùng thuốc điều trị hai loại ho này là hoàn toàn khác nhau.
Nếu ho khan làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thì nên dùng thuốc giảm ho, còn ho đờm thì lại phải dùng các thuốc có tác dụng làm loãng đờm để tống xuất đàm ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn qua phản xạ ho.
Nếu bé bị ho có đàm mà lại dùng các thuốc gây ức chế phản ứng ho thì sẽ khiến đàm ngày càng tích tụ ở đường hô hấp khó chịu vô cùng. Sau khi thuốc hết tác dụng, bé sẽ càng ho dữ dội hơn để nhanh chóng tống đàm ra ngoài.
Còn ngược lại, nếu trẻ đang bị ho khan mà lại dùng các loại thuốc loãng đàm thì sẽ kích thích dịch tiết cổ họng hoạt động mạnh hơn, làm nghẽn đường hô hấp. Trường hợp này cũng khiến trẻ bị ho dữ dội hơn sau khi thuốc hết tác dụng.
Nếu bé chỉ mới vừa húng hắng ho do thời tiết thay đổi mà các bậc phụ huynh đã dùng thuốc ho là chưa cần thiết. Tuy nhiên, nếu cảm thấy không yên tâm về sức khỏe của con, bạn hãy đưa cháu đi khám bệnh để bác sĩ có những tư vấn về dùng thuốc và cách chăm sóc trẻ thích hợp. Không nên tự ý dùng thuốc kẻo bệnh nhẹ lại thành nặng.
Quan trọng hơn cả việc điều trị ho, vào những lúc thời tiết giao mùa, các bậc phụ huynh còn cần nâng cao sức đề kháng của phổi để chống lại những căn bệnh thời tiết.
Thiên Môn Bổ Phổi trẻ em là loại thực phẩm chức năng có tác dụng giúp bổ phổi, hỗ trợ giảm ho khan, ho gió, ho đờm, giảm đau rát họng. Sản phẩm này được chiết xuất hoàn toàn từ 100% từ thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên, trải qua khâu lựa chọn và kiểm tra nghiêm ngặt từ nguyên liệu đến thành phẩm. Đặc biệt, thành phần chính của sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi là tinh chất của Thiên Môn Đông - một loại thảo dược hiện nay người dân xem như 1 loại thuốc bổ dưỡng đặc biệt dành riêng cho "Phổi".
Sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi các bậc phụ huynh không cần phải lo lắng bị “lờn” thuốc như khi dùng các loại thuốc Tây y thông thường. Sản phẩm được bào chế dạng siro the ngọt dễ uống, thích hợp cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.
Với những ưu điểm kể trên, Thiên Môn Bổ Phổi trẻ em của Đông dược Bình Đông là sự lựa chọn đáng tin cậy của các mẹ để bảo vệ sức khỏe cho bé vào thời điểm giao mùa.