Triệu chứng bí tiểu ở trẻ em nguyên nhân và cách điều trị

Bí tiểu ở trẻ em là hiện tượng bé buồn tiểu nhưng đi không thể đi hoặc đi nhưng lượng bài tiết nước tiểu quá ít. Vậy triệu chứng bí tiểu ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách điều trị thế nào? Cùng Dược Bình Đông tham khảo bài viết triệu chứng bí tiểu ở trẻ em nguyên nhân và cách điều trị dưới đây nhé!
 

Bí tiểu ở trẻ em

Hiện tượng bí tiểu ở trẻ em là gì?

Bí tiểu là tình trạng bàng quang chứa đầy nước, muốn đi tiểu nhưng không thể đi được. Hiện tượng này là một bệnh lý có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi. Trong đó, trẻ em được xem là những đối tượng dễ bị nhất.

Thông thường, bàng quang của trẻ sẽ tạo tín hiệu buồn tiểu khi đã chứa khoảng 60-300ml (tuỳ vào độ tuổi). Tuy nhiên, trẻ bị bí tiểu sẽ khó có thể tiểu được hoặc đi tiểu nhưng lượng bài tiết quá ít. Tình trạng này thường kéo dài trên 12 giờ. Khi trẻ bị bí tiểu thường có một vài dấu hiệu như:

  • Trẻ bứt rứt, khó chịu
  • Bụng dưới rốn đau và căng tức
  • Trẻ cho biết có cảm giác buồn tiểu mà khi đi thì lại tiểu ít, nhỏ giọt
  • Tia nước tiểu yếu.

Tốt nhất, khi gặp những triệu chứng này, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời

Nguyên nhân bí tiểu ở trẻ em

Nguyên nhân gây bí tiểu ở trẻ em

Bí tiểu thường gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho trẻ. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng bí tiểu, cụ thể:

  • Trẻ em thường hay gặp tình trạng táo bón, khiến phân ứ đọng ở đường ruột quá nhiều, từ đó chèn ép lên đường tiểu của trẻ.
  • Do bị rối loạn dây thần kinh thực vật khiến bàng quang không được co bóp. Nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ có thể là do bị viêm tuỷ sống, viêm não…
  • Trẻ mắc một số bệnh như: viêm mô tế bào, hẹp van niệu đạo sau, trẻ bị sỏi ở bàng quang, tuyến tiền liệt bị nhiễm trùng, sưng chèn lên niệu đạo.

Đó là một vài nguyên nhân phổ biến có thể khiến trẻ bị bí tiểu. Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác, nên bạn cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, các mẹ có thể phòng bệnh cho trẻ bằng những cách dưới đây.
 

Cách trị dứt điểm bí tiểu ở trẻ em

Cách chữa và phòng chứng bí tiểu ở trẻ em

1. Chăm sóc trẻ tại nhà

Trong một vài trường hợp, nếu trẻ không phải bị bí tiểu do bệnh lý khác gây ra, cha mẹ có thể theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách:

  • Cho trẻ ngồi trong bồn nước ấm: Việc này sẽ giúp cơ sàn chậu của trẻ được thư giãn, niệu đạo dễ thoát nước hơn.
  • Dùng khăn ấm chườm vào vùng bụng dưới rốn cho trẻ
  • Cho trẻ vào nhà vệ sinh, mở vòi nước để tạo hiệu ứng, tâm lý cho trẻ. Sau đó, xi tè để kích thích trẻ đi tiểu.
  • Khuyến khích trẻ đi bộ nhẹ nhàng quanh nhà, việc này sẽ trẻ dễ dàng đi tiểu hơn.

Trong trường hợp đã thử những cách này mà trẻ vẫn không đi tiểu được, tình trạng kéo dài quá 12 tiếng thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

2. Kết hợp thuốc do bác sĩ kê đơn với việc chăm sóc trẻ tại nhà

Khi đi khám, bác sĩ sẽ kê đơn cho trẻ một vài loại thuốc lợi tiểu giúp trẻ được bài tiết dễ dàng hơn. Bên cạnh việc chỉ định dùng thuốc, bạn nên kết hợp chăm sóc trẻ tại nhà như:

  • Cho trẻ uống đầy đủ nước, ăn nhiều rau củ tươi, chất xơ sẽ giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón (nguyên nhân gây bí tiểu)
  • Khuyến khích trẻ đi bộ, cho trẻ đi tiểu ngay nếu trẻ nói có nhu cầu.
  • Khi dùng thuốc cho trẻ, cha mẹ cần tuân thủ liều dùng và cách dùng.

3. Phòng bệnh cho trẻ

Cha mẹ nên theo dõi kỹ các triệu chứng của trẻ, nếu thấy trẻ cả ngày không buồn tiểu, không đi tiểu được thì nên tìm cách xử lý kịp thời. Ngoài ra, nếu trẻ có thêm dấu hiệu bí tiểu trong thời gian dài, tay chân bị phù, đau đầu… rất có thể trẻ đang bị suy thận. Trường hợp này, cha mẹ nên do trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị

Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ sử dụng một vài thực phẩm thảo dược tốt cho sức khoẻ cho trẻ, vừa giúp tăng cường sức khoẻ vừa phòng bệnh. Bạn có thể tham khảo một vài sản phẩm của Dược Bình Đông.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng bí tiểu ở trẻ em nguyên nhân và cách điều trị, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chẩn đoán hay đưa ra phương pháp điều trị thay thế bác sĩ. Vậy nên, khi trẻ bị bí tiểu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhé!

Các tin liên quan
Theo Suckhoedoisong.vn ngày 03/07/2020  - Phần đa trẻ bị tè dầm về đêm không phải là vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nhưng lại gây bất tiện cho trẻ và ba mẹ, đặc biệt làm trẻ mất tự tin, ảnh hưởng tâm lý. Đa số là đơn thuần nhưng cũng có trường hợp phức tạp cần phát hiện và điều trị.
2020-07-07

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 08/05/2020 - Ung thư luôn là chữ đáng sợ, là nỗi ám ảnh đối với mọi người. Ung thư thận cũng vậy. Nguyên nhân vì sao và có thể phát hiện sớm được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thông tin về căn bệnh này.
2020-05-12

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 27/03/2020 - Hiện tượng xuất tinh không chủ định trong lúc ngủ là biểu hiện của mộng tinh.
2020-03-30

Bí tiểu khi mang thai là tình trạng bàng quang có cảm giác đầy nước tiểu nhưng mẹ bầu lại đi tiểu từng giọt, không thông, nặng thì trương căng bụng, lòng ngực bực tức. Đây là biểu hiện khá phổ biến trong thời kỳ đầu mang thai.
2019-09-22

Bí tiểu ở người già là bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống cũng như gây ra nhiều biến chứng khác nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời.
2019-09-19

Cha mẹ nên theo dõi kỹ các triệu chứng của trẻ, nếu thấy trẻ cả ngày không buồn tiểu, không đi tiểu được thì nên tìm cách xử lý kịp thời. Ngoài ra, nếu trẻ có thêm dấu hiệu bí tiểu trong thời gian dài, tay chân bị phù, đau đầu… rất có thể trẻ đang bị suy thận. 
2019-09-17