Vết bầm tím là dấu hiệu của bệnh gì?

Bầm tím là vấn đề ai cũng gặp phải. Thế nhưng, nếu vết bầm rất dễ xuất hiện hoặc có dấu hiệu kéo dài không biến mất thì đó có thể là cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm.

Vết bầm tím xảy ra khi thành mạch máu bị vỡ, máu không thoát ra ngoài mà tụ lại dưới da. Hiện thượng này thường xảy đến khi bạn gặp chấn thương các cơ và mô. Các vết bầm tím này sẽ thay đổi màu sắc theo thời gian và cuối cùng biến mất hoàn toàn sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, ở những người có vấn đề về sức khỏe, những vết bầm có thể xuất hiện thường xuyên dù ko xảy ra va chạm hoặc tồn tại lâu hơn bình thường.
 

Bầm tím trên da

Sử dụng 1 số loại thuốc gây nên vết bầm tím

Nếu bạn đang trong thời gian sử dụng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc có chứa sắt hoặc thuốc chống hen thì sẽ dễ bị bầm tím hơn bình thường vì các loại thuốc này làm suy yếu mạch máu, giảm khả năng đông máu và gây ra những vết bầm tím dưới da.

Mắc các bệnh liên quan đến máu

Một trong những nguyên nhân khiến da bị bầm tím là do cơ thể bị gặp vấn đề liên quan đến máu như: xuất huyết dưới da, bệnh bạch cầu, hội chứng máu khó đông…

Các loại bầm tím dưới da


Cụ thể, người bị xuất huyết dưới da sẽ thường xuyên xuất hiện nhiều vết nhỏ li ti và bầm tím do máu bị rò rỉ ra ngoài các mao mạch nhỏ; người bị bệnh bạch cầu và hội chứng rối loạn đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc tạo các cục máu đông và huyết tắc dưới da.

Cơ thể bị suy giảm Estrogen

Nếu cơ thể bị thiếu hụt Estrogen (hormone sinh dục nữ), các mạch máu bị suy yếu đáng kể, khiến mao mạch dễ bị tổn thương hơn, từ đó dễ bị bầm tím hơn. Những trường hợp bị thiếu hụt nội tiết tố nữ có thể kể đến là phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, sử dụng thuốc kích thích tố hoặc đang mang thai.

Bệnh tiểu đường cũng dễ bị bầm tím

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng tiêu cực đến tuần hoàn máu, dẫn đến sự xuất hiện của các vết bầm tím trên cơ thể. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh này ở giai đoạn đầu. Ngoài triệu chứng trên, người bị tiểu đường còn xuất hiện những triệu chứng sau: thường xuyên cảm thấy khát, vết thương lành lâu hơn, cảm thấy mệt mỏi nhanh chóng, thị lực giảm và có những đốm trắng trên da.

Bị các vấn đề về gan

Gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới số lượng tiểu cầu trogn máu, thành phần chính giúp làm đông máu. Lượng tiểu cầu giảm sẽ dễ dàng gây nên những vết thâm tím trên da. 
 

Giảm bầm tím nhanh dưới da

Theo Betty Diamond, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Viện Nghiên cứu Y khoa Feinstein trực thuộc Trường Y Zucker ở Manhasset, New York, có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương gan, từ bệnh viêm gan C tới các bệnh gan liên quan tới rượu cồn.

Để đảm bảo sức khỏe, bạn hãy mau chóng đi khám nếu thấy các biểu hiện sau: Vết bầm tím đau, sưng; vết bầm tím kéo dài từ 2 tuần trở lên mà không biến mất; nhiều vết bầm tím kết hợp sốt, ớn lạnh, sút cân hoặc bất cứ triệu chứng toàn thân nào khác; bầm tím tái phát không rõ nguyên nhân.

Với những trường hợp thường xuyên xuất hiện vết bầm tím khiến bạn mất tự tin vào ngoại hình hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, hạn chế vận động, có thể sử dụng các loại thuốc làm tan máu bầm dạng uống hoặc thoa được nhiều người tin dùng hiện nay.

Trật Đả Hoàn của Dược Bình Đông được bào chế dạng viên hoàn tiện lợi, dễ dàng bảo quản và mang theo khi cần. Thành phần của Trật Đả Hoàn bao gồm 100% các thảo mộc tự nhiên, đều là những vị thuốc được Đông y tin dùng từ lâu đời và ứng dụng trong những bài thuốc trị bầm tím, sưng tấy, chấn thương,… Các vị thuốc được phối ngũ theo trật tự chuẩn Đông y Quân – Thần – Tá – Sứ, giúp phát huy tối đa hiệu quả của từng thành phần.

Cũng nhờ các nguyên liệu tạo nên sản phẩm Trật Đả Hoàn là dược thảo, nên sản phẩm này có thể được dùng trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần lưu ý sản phẩm này không dùng cho người thường xuyên bị chảy máu mũi và phụ nữ có thai, đặc biệt hữu hiệu cho những ai chân tay đang bị bầm tím.

 

 

Các tin liên quan

Vết bầm làm cho bạn có cảm giác đau nhức, sưng tấy rất khó chịu. Có nhiều trường hợp dù đã qua nhiều ngày nhưng vẫn không hề mờ đi và thậm chí là vẫn còn đau. Vì thế, để cải thiện tình trạng này, bạn hãy áp dụng thử những cách làm tan máu bầm lâu ngày

2019-07-20

Tụ máu bầm có thể kéo dài 3-5 ngày sau các trường hợp chấn thương đơn giản. Với những trường hợp nặng hơn, vết tụ máu có thể lan rộng và kéo dài hằng tháng trời gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
2019-05-16

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 28/06/2020 - Chứng thoát thư trong Đông y là thể bệnh có liên quan đến thần kinh và vận mạch. Bệnh thường thấy ở tay, chân; hay gặp nhiều nhất là ở chân.
2020-06-30

Nguyên nhân có thể là do trong quá trình nâng mũi, các bác sĩ phải bóc tách các mô để gắn sụn mũi mới vào nên có thể xuất hiện tình trạng sưng nề và máu bầm tại nơi phẫu thuật. 
2020-06-28

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 23/06/2020 -Trật mắt cá chân hay còn được gọi là xoắn mắt cá chân hoặc cuộn mắt cá chân là một chấn thương thường gặp khi xảy ra bong gân trên một hoặc nhiều dây chằng của mắt cá chân. Bệnh gây đau sưng và kéo dài nếu không biết cách sơ cứu đúng.
2020-06-24

Nếu bị lật cổ tay do chơi thể thao, bạn có thể dùng ethyl clorua xịt vào nơi bị thương để gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh. 
2020-06-01