Bầm tím là vấn đề bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, đôi khi vết bầm này lan rộng tạo tâm lý bất an, lo lắng cho nhiều người, không biết vết bầm này có nguy hiểm không, có phải là dấu hiệu của một bệnh nào khác hay không. Cùng tìm hiểu những thông tin mà chuyên gia cung cấp trong bài viết sau.
Khi bất cẩn, chúng ta lỡ va tay chân vào đâu đó. Kết quả là một vết bầm tím xuất hiện, vì không phải là vết thương hở nên cũng không lo nhiễm trùng. Hầu hết các vết bầm tím đều có màu đỏ và chuyển thành màu xanh đen đậm hơn trong vòng vài giờ. Khi vết bầm tím lành, chúng có xu hướng xuất hiện màu tím trong một thời gian trước khi mờ dần thành màu vàng xanh. Tối đa là 2 tuần vết bầm tím sẽ biến mất.
Vết bầm tím thường phổ biến hơn ở người lớn tuổi, những người uống thuốc làm loãng máu hoặc những người có lớp collagen yếu thì cũng dễ bị bầm tím, mặc dù chỉ với những va chạm nhẹ.
Hầu hết các dây thần kinh và mạch máu đều nằm trong lớp hạ bì của da, đó là lớp nằm bên dưới lớp biểu bì. Lớp hạ bì có khoảng 80% là collagen, đó là một protein làm thành phần cấu trúc cho da. Chính collagen là thứ giúp da căng và đàn hồi được.
Nhờ có collagen, bạn có thể ấn vào da mình và sau đó nó sẽ hồi phục chứ không bị lõm vào vĩnh viễn. Và cũng nhờ những sợi collagen mà da và các mạch máu của bạn được bảo vệ.
Ngoài ra, những người tiếp xúc quá ít với ánh sáng mặt trời trong một khoảng thời gian dài như giới văn phòng cũng có lớp biểu bì mỏng, yếu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng phát ban xuất huyết mặt trời, những đốm màu tím giống như vết bầm tím xuất hiện trên da nhưng không tan đi được.
Ngoài ra, một số loại hình tập luyện mạnh, dễ va chạm như tập tạ, đá bóng, tập gym,… có thể khiến các sợi cơ cũng như mạch máu bị nứt vỡ, gây bầm tím.
Thông thường, những vết bầm tím đều vô hại. Chúng chỉ gây đau trong vài ngày đầu. Để vết bầm tan nhanh chóng, bạn có thể chườm lạnh trong vòng 20-30 phút. Nhưng lưu ý không để đá lạnh trực tiếp lên da mà hãy dùng khăn bọc để chườm.
Sau khoảng 2 ngày, bạn có thể đổi sang chườm nóng để tăng lưu lượng máu giúp những phân tử máu bị lọt ra da được tái hấp thụ. Lúc này, vết bầm sẽ nhanh biến mất hơn.
Nếu sau khoảng 3-4 tuần mà vết bầm không biến mất, thậm chí còn lan rộng hơn dù bạn không gặp thêm bất cứ tổn thương nào, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám hiệu quả nhất. Ngoài ra, vết bầm tím kèm sưng, đau khớp, sụt cân hay đổ mồ hôi ban đêm có thể là một triệu chứng đáng ngại.
Bạn cũng cần đi khám nếu những vết bầm tím xuất hiện không có lý do rõ ràng. Nếu nghi ngờ mình bị gãy xương ở vết bầm tím, hãy tới bệnh viện chụp X-quang. Những vết bầm trên lưng và thân người có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ rối loạn máu hơn vết bầm trên chân và tay.
Nếu vết bầm tồn tại lâu ngày khiến bạn cảm thấy đau nhức hoặc bất tiện, dù đã áp dụng những phương pháp làm tan máu bầm thông thường nhưng kết quả không như mong đợi, có thể sử dụng thử những sản phẩm hỗ trợ làm tan máu bầm như Trật Đả Hoàn của Dược Bình Đông.
Thành phần của Trật Đả Hoàn là những loại thảo mộc hoàn toàn thiên nhiên được Đông y tin dùng trong hàng ngàn năm nên rất an toàn. Bạn có thể sử dụng dài ngày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc lo ngại sản phẩm còn tồn đọng trong gan.
Bộ ba thảo dược Đào nhân, Hồng hoa, Nhũ hương tạo nên Quân vị, đóng vai trò trung tâm của bài thuốc, có tác dụng giảm sưng, ngứa, kháng viêm, làm co mạch, cầm máu, giảm chấn thương… rất hiệu quả.
Trật Đả Hoàn Bình Đông có tính năng chính là làm tan máu bầm, trị bầm tím chấn thương, hiệu quả cho cả những vết bầm tím lâu ngày. Sản phẩm dạng viên hoàn cứng, tròn và nhỏ, tiện lợi mang theo và sử dụng. Vết bầm tím lan rộng có nguy hiểm không? chắc chắn là bạn nên kiểm soát nó chặt chẽ hơn.