Ngày kinh nguyệt nên uống gì?

Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt thường dễ bị tổn thương, mệt mỏi, khó chịu. Vậy khi tới ngày kinh nguyệt nên uống gì để giảm sự khó chịu, chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Cơ thể trong những ngày “đèn đỏ” thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, dễ nổi cáu… nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố Prostaglandin – một loại hormone thúc đẩy sự co bóp tử cung để đẩy nội mạc tử cung ra ngoài.
 

Ngày kinh nguyệt nên ăn gì

Trong đa số trường hợp, cơn đau thường nhẹ, âm ỉ và chấm dứt sau vài ngày. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp đau dữ dội và gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày. Vậy nên, để giảm cơn đau trong những ngày này, bạn có thể thử dùng một số thức uống dưới đây.

Trà gừng

Trong những ngày “đèn đỏ, bạn có thể pha cho mình 1 tách trà gừng, có thể giúp ức chế sự hình thành của Prostaglandin.

Ngoài ra, uống trà gừng còn giúp:

  • Bổ sung manga cho cơ thể
  • Chất zingiberol, ginger oil trong gừng còn giúp hạn chế sự khó chịu, đau bụng, buồn nôn.

Cách sử dụng trà gừng:

Lấy 1 nhánh gừng, cạo sạch vỏ, rửa sạch với nước đun sôi để nguội. Sau đó, thái lát gừng cho vào cốc, đổ nước sôi vào, thêm chung đường và sử dụng. Tuy nhiên, gừng có vị nóng, uống nhiều có thể gây nhiệt lợi, nóng trong, nên uống 1 lượng vừa phải mỗi ngày.

Sữa đậu nành

Đối với câu hỏi ngày kinh nguyệt nên uống gì? thì sữa đậu nành chính là một trong những thức uống có thể giúp chị em giảm sự khó chịu trong những ngày “đèn đỏ”.
 

uống sữa đậu nành

Theo một vài nghiên cứu cho thấy, trong sữa đậu nành chưa nhiều isoflavone – một chất có tác dụng giảm sự khó chịu và căng thẳng. Thêm vào đó, phytoestrogen – hợp chất có thể thay thế nội tiết tố nữ, chất này giúp giảm các triệu chứng thời mãn kinh do thiếu hụt estrogen.

Vì vậy, sữa đậu nành giúp:

  • Điều hoà nội tiết tố nữ
  • Giảm sự mệt mỏi, ngăn ngừa co thắt

Lưu ý nhỏ: Sữa đậu nành có thể dẫn đến khó tiêu, đầy hơi. Vậy nên, khi tới kỳ, bạn nên bắt đầu với 1 lượng nhỏ, xem có gây khó chịu dạ dày không rồi mới tiếp tục.

Nước cam

Nước cam là thức uống lý tưởng cho chị em trong ngày đèn đỏ, vì trong cam chứa nhiều vitamin C, chất xơ và acid citric, những chất này có tác dụng giúp:

  • Cải thiện tiêu hoá, đầy hơi, tăng cường sức đề kháng
  • Ngăn ngừa mụn trong ngày đèn đỏ
  • Cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm
  • Da dẻ mịn màng, tinh thần thoải mái trong những ngày nhạy cảm.

Lời khuyên cho chị em khi dùng nước cam.

Khi uống nước cam nên uống vào vào buổi trưa hoặc buổi sáng. Tránh uống khi đói và không nên uống vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ.

Nước dừa

Nước dừa cũng là một trong những thức uống lý tưởng trong những ngày đèn đỏ và cũng là câu trả lời cho vấn đề ngày kinh nguyệt nên uống gì? Nếu bạn đang ở trường bạn cũng nên tìm hiểu về cách thay băng vệ sinh khi ở trường để không phải ngại ngùng với bạn bè của mình.

Không chỉ giúp giải khát, tốt cho sức khoẻ mà uống nước dừa còn giúp máu lưu thông tốt hơn, cải thiện tình trạng trễ kinh, giảm đau bụng kinh, buồn nôn hiệu quả. Ngoài ra, chất điện giải trong nước dừa còn hỗ trợ đẩy máu kinh nguyệt ra ngoài dễ dàng hơn.

Lưu ý nhỏ:

  • Nên uống nước dừa tươi ngay sau khi chặt. Tránh để nước dừa tiếp xúc quá lâu với không khí.
  • Chỉ nên uống 1 cốc (tối đa là một quả). Không nên uống vào buổi tối, tốt nhất là nên uống vào buổi sáng.

Trà hoa cúc
 

Trà hoa cúc

Theo y học cổ truyền, trà hoa cúc là một trong những loại trà có tác dụng trị chóng mặt, đau đầu, mất ngủ. Đặc biệt, trong ngày “đèn đỏ”, uống tách trà hoa cúc có thể giúp:

  • Thư giãn, giảm chóng mặt, buồn nôn
  • Giảm đau, giảm co thắt tử cung, từ đó giảm đau bụng kinh

Cách thực hiện: Bạn chỉ cần lấy 1 ít trà hoa cúc khô (có thể mua ở các tiệm thuốc đông y) tráng qua nước đầu, sau đó cho nước sôi vào để hãm trà. Đợi khi trà nguội dần thì thưởng thức.

Lời khuyên: Chị em có thể cho thêm ít hoa kim ngân bà lá bạc hà khô vào uống chung. Nên uống vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Tránh uống trà khi đói và không nên uống quá đặc.

Một vài lưu ý khác:

Trong những ngày “đèn đỏ”, chị em nên tránh các loại thức uống như: nước đá, nước ngọt có ga, trà xanh, thức uống có cồn, thức uống chứa caffeine.

Bạn có thể sử dụng Song Phụng Điều Kinh của Bình Đông, đây là sản phẩm Đông y, được tổng hợp từ các thảo dược thiên nhiên như: Ích mẫu; Xuyên khung; Đương quy; Đẳng sâm; Bạch thược; Hương phụ; Thục địa; Đại hoàng; Phục linh; Ngải cứu, có tác dụng:

  • Giúp xoa dịu cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Điều hoà kinh nguyệt không đều
  • Bồi bổ khí huyết, giúp da dẻ hồng hào
  • Giúp cho khí huyết dễ lưu thông, không bị trì trệ

Trên đây là những thông tin giúp chị em giải quyết thắc mắc ngày kinh nguyệt nên uống gì? Hy vọng bài viết có ích cho chị em.

Các tin liên quan
Theo Suckhoedoisong.vn ngày 22/06/2020  - Ung thư cổ tử cung (UTCTC) đứng thứ 3 trong nhóm bệnh ung thư gây tử vong cao nhất ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư buồng trứng.
2020-06-24

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 13/05/2020 -Lạc tuyến nội mạc tử cung trong cơ tử cung hay còn gọi là bệnh cơ tuyến tử cung (LTNMTCTC) là hiện tượng các mô tuyến trong nội mạc tử cung xuất hiện và phát triển trong lớp cơ tử cung. Bình thường biểu mô tuyến chỉ có ở lớp nội mạc tử cung, có chu kỳ phát triển và thoái triển theo chu kỳ hormon sinh dục nữ, tạo ra hiện tượng kinh nguyệt. Khi mô tuyến này lạc vào trong cơ tử cung sẽ tạo ra tình trạng bệnh lý bất thường.
2020-05-14

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 27/04/2020 - Hội chứng tiền kinh nguyệt là một loạt các triệu chứng về những thay đổi, rối loạn tâm sinh lý, hành vi của nữ giới trong khoảng thời gian trước chu kỳ kinh nguyệt.
2020-04-28

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 31/03/2020 - Nhiều phụ nữ mang thai trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên nhận thấy hiện tượng ra huyết hoặc xuất hiện đốm máu.
2020-03-31

Trong những ngày đèn đỏ, băng vệ sinh là vật không thể thiếu của con gái để vùng kín thoáng sạch mỗi ngày cũng như giúp ngăn ngừa vi khuẩn, để bạn luôn cảm thấy thoải mái, tự tin hơn.
2020-03-29

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 17/03/2020 - Huyết trắng là dịch tiết từ đường sinh dục của nữ giới có màu trắng trong hơi tanh, có nhiệm vụ bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường đường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn thâm nhập cơ thể gây bệnh.
2020-03-19