Điều trị tràn dịch khớp cổ chân đúng cách

Tràn dịch khớp cổ chân là bệnh thường gặp, có thể điều trị nhưng thường tái phát nên gây nhiều phiền phức cho người mắc bệnh. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc phải chứng bệnh này, các bạn có thể tham khảo cách điều trị tràn dịch khớp cổ chân trong bài viết dưới đây.
 

Trong khớp cổ chân vốn tồn tại một lượng dịch nhầy nhất định giữ vai trò bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp. Với người bình thường, lượng dịch tiết ra từ khớp khá ít. Tuy nhiên, nếu khớp gặp phải chấn thương, lượng dịch tiết ra nhiều hơn sẽ gây nên hiện tượng tràn dịch. Lúc này, vị trí khớp sẽ sưng to, gây đau và giảm khả năng vận động của người mắc bệnh.

1. Những nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp cổ chân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tràn dịch khớp cổ chân. Tuy nhiên trong đó thường gặp hơn cả gồm có:

  • Làm việc hay vận động quá sức dẫn đến chấn thương khớp cổ chân.
  • Có tiền sử mắc bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp hoặc gout.
  • Người bị béo phì cũng dễ mắc tràn dịch khớp cổ chân.
  • Gập người thường xuyên hoặc sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân gây bệnh.

2. Cách điều trị tràn dịch khớp cổ chân phổ biến hiện nay

Về cơ bản, tràn dịch khớp cổ chân thường không gây hậu quả nghiêm trọng như nhiều dạng bệnh xương khớp khác. Tuy nhiên, bệnh dễ chữa nhưng cũng dễ gây tái phát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người mắc bệnh.
 

Tràn dịch khớp đầu gối cũng rất hay gặp


Sau khi thăm khám tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, người bệnh sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị phổ biến như sau:

* Các phương pháp điều trị nội khoa

Trước khi dùng thuốc, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nghỉ ngơi hoặc kết hợp chườm đá. Điều này bởi vẽ khớp cổ chân bị tràn dịch thường gây đau trong khi vận động. Do đó, việc hạn chế vận động sẽ làm giảm áp lực lên khớp để khớp có thời gian hồi phục tốt nhất. Sau vài ngày, nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị như:

  • Sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid: Do khả năng làm giảm hiện tượng viêm, thế nên nhóm thuốc chống viêm không steroid góp phần cải thiện cơn đau, nóng và co cứng vùng khớp.
  • Sử dụng thuốc tiêm corticosteroid: Thuốc này có tác dụng giảm đau mạnh, được áp dụng cho trường hợp khớp sưng viêm nghiêm trọng. Tuy nhiên, thuốc tiềm ẩn tác dụng phụ là làm suy giảm hệ miễn dịch, gây tổn thương các khớp khỏe mạnh. Do đó, chỉ trường hợp thực sự cần thiết mới được chỉ định áp dụng phương pháp này.
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh được dùng với mục đích ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Có hai cách thức sử dụng thuốc phổ biến là qua đường tiêm và đường uống.
  • Thuốc mang khả năng ức chế miễn dịch: Các loại thuốc này có khả năng giảm thiểu tình trạng tràn dịch khớp do viêm khớp dạng thấp. Tương tự như nhiều loại thuốc khác, các bác sĩ cũng cân nhắc sử dụng dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch tùy từng tình trạng bệnh nhân.

* Các phương pháp điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như ý, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện giải pháp điều trị ngoại khoa. Trong đó tiêu biểu gồm những giải pháp cụ thể sau đây:

  • Tiến hành chọc hút dịch khớp: Với phương pháp này, một kim tiêm sẽ được đưa vào khớp để hút dịch nhầy dư thừa bên trong ra ngoài. Quá trình thực hiện diễn ra tương đối nhanh, có độ an toàn cao. Tuy nhiên, nguy cơ dịch tràn tái phát cũng cao hơn nhiều so với những phương pháp khác.
  • Thay thế khớp cổ chân: Với bệnh nhân bị tràn dịch khớp cổ chân nặng, kéo dài gây biến dạng khớp nặng nề, lúc này các bác sĩ sẽ chỉ định thay khớp cổ chân. Quá trình thực hiện sẽ sử dụng khớp nhân tạo cho việc thay thế, giúp phục hồi hiệu quả khả năng vận động của người bệnh. 

Nhìn chung, hiện nay có nhiều cách điều trị tràn dịch khớp cổ chân khác nhau, được áp dụng với từng bệnh nhân và từng tình trạng bệnh khác nhau. Để trị bệnh đúng cách, hiệu quả, tốt nhất các bạn hãy thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu mắc bệnh để được tư vấn và đẩy lùi bệnh trong thời gian sớm nhất.

Ngoài ra, để phòng ngừa các bệnh xương khớp thì bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm sản phẩm Bình Đông Cốt Thống của Dược Bình Đông. Đây là sản phẩm được chiết xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên, dễ uống, thuận tiện khi mang theo người và nhất là mang đến hiệu quả cao trong việc phòng ngừa các bệnh về hệ xương khớp.

Các tin liên quan

Vết bầm làm cho bạn có cảm giác đau nhức, sưng tấy rất khó chịu. Có nhiều trường hợp dù đã qua nhiều ngày nhưng vẫn không hề mờ đi và thậm chí là vẫn còn đau. Vì thế, để cải thiện tình trạng này, bạn hãy áp dụng thử những cách làm tan máu bầm lâu ngày

2019-07-20

Tụ máu bầm có thể kéo dài 3-5 ngày sau các trường hợp chấn thương đơn giản. Với những trường hợp nặng hơn, vết tụ máu có thể lan rộng và kéo dài hằng tháng trời gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
2019-05-16

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 28/06/2020 - Chứng thoát thư trong Đông y là thể bệnh có liên quan đến thần kinh và vận mạch. Bệnh thường thấy ở tay, chân; hay gặp nhiều nhất là ở chân.
2020-06-30

Nguyên nhân có thể là do trong quá trình nâng mũi, các bác sĩ phải bóc tách các mô để gắn sụn mũi mới vào nên có thể xuất hiện tình trạng sưng nề và máu bầm tại nơi phẫu thuật. 
2020-06-28

Theo Suckhoedoisong.vn ngày 23/06/2020 -Trật mắt cá chân hay còn được gọi là xoắn mắt cá chân hoặc cuộn mắt cá chân là một chấn thương thường gặp khi xảy ra bong gân trên một hoặc nhiều dây chằng của mắt cá chân. Bệnh gây đau sưng và kéo dài nếu không biết cách sơ cứu đúng.
2020-06-24

Nếu bị lật cổ tay do chơi thể thao, bạn có thể dùng ethyl clorua xịt vào nơi bị thương để gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh. 
2020-06-01